Vị Bề trên tốt - Kỳ IV

Thứ tư - 03/04/2019 23:43  1860
 
Nguyên tác: Le Bon Supérieur
Của Cha Columban,  Ofm
Chuyển ngữ: Đaminh Trần Thái Đỉnh

 
vi be tren tot 4


KỶ LUẬT MÀ KHÔNG KHUÔN KHỔ

Theo Thánh Bonaventura, đời sống gương mẫu là một trong sáu cách của thiên thần Sêraphim. Bề trên phải nêu gương các nhân đức, nhất là về tính kỷ luật, trung thành tuân giữ Luật Dòng. Trong hết mọi việc và ở khắp mọi nơi, ngài phải dẫn đầu cộng đoàn của mình, để ngài có thể nói với anh em nhà, như ông Giêđêôn đã nói với quân lính của mình rằng: “Anh em hãy làm những gì thấy tôi làm”. Tại các giờ kinh  nguyện, ở những nơi làm việc, tại các bữa ăn, những giờ chơi giải trí, ngài phải ở giữa anh em mình và sinh hoạt như một người trong anh em.

Đáng tiếc thay! Tính vô kỷ luật là một trong những viên đá vấp phạm của các Bề trên. Khi được bầu lên, tất cả các ngài là những tu sĩ gương mẫu; nếu không, các ngài đã không được bầu lên, bởi vì nơi một vị Bề trên, tất cả mọi tài năng sẽ không là gì hết, nếu không có các nhân đức. Đã có những vị làm tiêu tan những kỳ vọng người ta đặt nơi các ngài. Thánh Phanxicô Salêsiô nói rằng các trọng trách là viên đá thử vàng cho thấy nhân đức có là nhân đức đích thực không, và ngài không cho là có nhân đức những ai chưa làm Bề trên. Quả vậy, vị tu sĩ này được bầu làm Bề trên, mấy tháng đầu, vẫn sinh hoạt đàng hoàng; nhưng dần dần trăm ngàn chuyện đã dẫn ngài tới chỗ buông xuôi. Sự lo toan các công việc trần thế, tinh thần nội tâm yếu dần, những công việc đòi phải có những chuẩn miễn, những nơi phải đi thăm hoặc những khách phải tiếp v.v…, tóm lại cuộc sống lại trở nên trần tục, đức khôn ngoan biến đâu mất, cuộc sống cộng đoàn bị bỏ quên, tính kỷ luật bị gạt bỏ, trái tim bị vướng mắc và thỉnh thoảng người ta thấy một thiên thần sa ngã, lôi theo cả một cộng đoàn.
Tạ ơn Chúa, ít khi xảy ra một sự lộn xộn như thế, nhưng thiếu gì những Bề trên mất hẳn tính kỷ luật, không còn yêu  mến sự giữ Luật dòng này nữa và người ta ít thấy các ngài trong các giờ sinh hoạt chung! Như vậy, làm sao các ngài có thể hướng dẫn anh em mình? Làm sao các ngài có thể khiển trách anh em? Các ngài sẽ có dám nhắc bảo anh em giữ bổn phận, khi chính các ngài không làm tròn bổn phận của mình? Như vậy sẽ có sự buông xuôi và những sự hỗn độn sẽ xâm nhập vào cộng đoàn!
Hơn bất cứ anh em nào, và dầu vướng trăm ngàn thứ cản trở, Bề trên phải hết sức cố gắng để duy trì tính kỷ luật nơi bản thân mình và nơi mọi người.
Đừng có khuôn khổ
Tuy nhiên đừng có khuôn khổ cứng nhắc, cũng đừng quá khắt khe! Kỷ luật bên ngoài đối với đời sống tu trì sẽ chỉ như thân xác đối với linh hồn. Nó cần thiết đấy, nhưng nó không phải là điều chủ yếu. Chữ viết sẽ giết chết, nếu nó bị tách rời khỏi tinh thần là cái làm cho nó sống động.
Vậy Bề trên hãy miễn cho anh em khỏi giữ kỷ luật khi lợi ích của cộng đoàn đòi hỏi, hoặc khi một anh em xin  phép: đó là quyền lợi và bổn phận của người đó. Khi ban phép miễn trong những điều kiện đã định, người ta không làm cho luật trở thành lỏng lẻo, trái lại chúng ta sẽ khẳng định và củng cố luật. Chúng ta đã thực hiện mục đích của luật là một phương tiện, chứ không phải một chướng ngại vật. Lacerdaire đã nói: “Luật là một hải đăng, không phải là một cái ụ”. Chặt chẽ quá theo chữ của luật sẽ dẫn tới những phản ứng có nguy cơ phá luật, hoặc ít  ra  cũng dẫn tới chỗ làm giảm sự tôn kính luật. Trái lại, ban phép miễn một cách khôn ngoan sẽ góp phần duy trì những nguyên tắc, đồng thời giúp anh em giữ luật ở mức độ cao. Đó sẽ là sự áp dụng luật cách khôn ngoan cho mỗi người, bởi vì tất cả mọi  người không có sức như nhau, không có khả năng làm hết mọi sự như nhau; có nhiều người thoạt tiên không có khả năng, nhưng với thời gian, và nếu ngay từ đầu được cư xử cách nhẹ nhàng theo sự khôn ngoan, họ sẽ trở thành có khả năng.
Độ lượng này, không những Bề trên sẽ áp dụng cho những người khác, mà còn cho chính bản thân nữa. Tại sao thế? Thánh Bonaventura đã nói: “Bề trên là khuôn mẫu cho mọi người, ngài phải thích nghi với mọi người, với những người đau yếu cũng như với những người khỏe mạnh”. Vậy Bề trên đừng có gì thái quá. Trong những trường hợp yếu mệt, đau ốm, ngài phải nghỉ ngơi và dùng những sự bồi dưỡng phù hợp, để làm gương cho anh em, cả trong  trường hợp này. Nếu ngài khắc khổ quá với chính mình về điểm này, các anh em tu sĩ sẽ nghĩ mình phải theo gương ngài trong những trường hợp như thế, và sẽ không dám xin phép chuẩn miễn hoặc những chăm sóc cần thiết, và như thế sẽ có hại cho sức khỏe của họ, cũng như chẳng sinh ích gì cho linh hồn của họ.
Thánh Phanxicô, nhà làm luật Chí ái đã hành xử như thế: ngài đã đón trước những nhu cầu của anh em đau ốm hoặc yếu mệt, và ngài chung hưởng với họ những sự săn sóc mà họ cần, để  khuyến khích họ dùng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Ý cầu nguyện

duc thanh cha 2

Lịch Phụng vụ

THÁNG 10 THÁNG MÂN CÔI
1 Thứ Ba   THÁNH TÊRÊSA HĐ GIÊSU
2 Thứ Tư   Các Thiên thần hộ thủ
3 Thứ Năm   Thứ Năm đầu tháng
4 Thứ Sáu   Thánh Phanxicô thành Atsisi
5 Thứ Bảy   Thánh Maria Faustina Kowalska
6 Chủ Nhật   CHÚA NHẬT XXVII TN
7 Thứ Hai   ĐỨC MẸ MÂN CÔI
8 Thứ Ba   Thứ Ba Tuần 27 TN
9 Thứ Tư   Thánh Dionysius, Thánh Gioan Lêônácđi
10 Thứ Năm   Thứ Năm Tuần 27 TN
11 Thứ Sáu   Thánh Phêrô Lê Tùy
12 Thứ Bảy   Thứ Bảy Tuần 27 TN
13 Chủ Nhật   CHÚA NHẬT XXVIII TN

Videos

Audio

Hình ảnh

dsc 9935 min
Lễ Tận hiến & Tiên khấn ngày 28-29.6.2024
dsc 9597 min
Tạ ơn hồng ân Thánh Hiến
ngày 22.6.2024

Nối kết

 

 

 

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập10
  • Hôm nay1,584
  • Tháng hiện tại25,558
  • Tổng lượt truy cập7,136,541

Copyright. 2018 © DONG TRINH VUONG 
Trụ sở chính: 41/2D Ấp Tân Tiến, Xã Xuân Thới Đông, Huyện Hóc Môn, TP HCM
Phone: 
 (028).3891 0676 - 3710 9011; Email biên tập: 
truyenthongtrinhvuong@gmail.com.
© 
Mã nguồn mở  NukeViet CMS  4.3
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây