Các bài suy niệm về Thánh giá

Thứ ba - 13/09/2022 21:35  2599

 Khổ hình Thập giá mang tính chất ô nhục, cũng như khúc dạo đầu của nó là cuộc đánh đòn.  Nó được áp đặt riêng cho các nô lệ; công dân Roma không phải chịu hình khổ này. Vả lại, hình khổ này tạo nên một cảnh tượng ghê rợn, vì tội nhân chết trong đau đớn quằn quại, bị cơn khát xâu xé và thân xác chịu treo trên khổ giá, làm mồi cho bầy cẩu thú và lũ kên kên. Như vậy, người ta mới hiểu tại sao sao những tín hữu đầu tiên đã tránh không trình bày cảnh Đức Kitô trên Thập giá; có lẽ hình ảnh này gợi lại cho họ những kỷ niệm buồn chán hoặc khủng khiếp; việc diễn vẽ lại hình tượng một người chịu đóng đinh, xem ra hạ giá Chúa Cứu Thế. Họ vẫn còn mang ấn tượng về khổ hình nhục nhã của thầy Chí Thánh. Như thế đủ rõ Chúa Giêsu và cả các kẻ chứng kiến cái chết của Người cảm thấy nhục nhã đến đâu. Theo thánh ý Cha, để cứu nhân loại khỏi tội lỗi, Con Thiên Chúa phải xuống đến tận đáy sự khổ cực và nhục nhã nhân loại, và Người phải xuất hiện như kẻ rốt hết trong nhân loại, kẻ đáng khinh bỉ nhất, khi Người chấm dứt cuộc đời trần gian. Cần phải có như vậy để tình yêu Đấng chịu cực hình tăng lên đến cực độ.
Hai tên cướp bị đóng đanh một trật với Người hoàn tất bức tranh ô nhục. Mọi sự hùa tập với nhau, để đặt Chúa Giêsu vào hàng những kẻ gian ác. Cha đã sắp đặt mọi hoàn cảnh để cái chết của Con Ngài hoàn toàn chìm ngập trong nhục nhã: Thay vì mặc lấy vẻ uy nghiêm của cảnh đơn độc vắng lạnh nào đó, cái chết của Chúa lại được đóng khung trong cái chết của phường trộm cướp. Người ta nhận thấy ý hướng của Mầu nhiệm Nhập thể cứu chuộc trong từng chi tiết như thế: Chúa Giêsu đã trào lộn cái chết của Người với cái chết loài người cũng như Người đã hòa lẫn đời sống của Người với đời sống của họ. Một cách đặc biệt hơn, Người hội nhập cái chết của Người với cái chết của các tội nhân: “Là bạn của những kẻ tội lỗi”, Người trung thành với họ cho đến cùng, đến độ chết như họ và với họ.
Sự nhục nhã của thập giá chính là dội lại trên Đức Kitô sự nhục nhã của tội lỗi. Tất cả sự ố danh mà kẻ tội lỗi đáng chịu đã đổ xuống trên Đấng đáng nhận mọi lời tụng ca và vinh dự. Và vì sự nhục nhã này được đón nhận với tình yêu, nên nó đã trở thành cao cả xứng đáng tuyệt vời. Chúa Giêsu đã biến thập giá hung ác và hạ giá thành dấu hiệu huy hoàng, thành biểu tượng của một đau khổ đầy vẻ vang và nâng cao.

Nguồn: Đấng chiến thắng nhờ đau khổ



Vấn đề khó khăn nhất đối với niềm tin tôn giáo, đó là sự hiện diện của biết bao nỗi đâu khổ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Làm sao chúng ta có thể tiếp tục tin vào Thiên Chúa Tình yêu, Đấng tạo thành vũ trụ, khi mà con người chúng ta phải chịu đựng biết bao gian nan. Hoạn nan, biết bao nhiêu thiên tai như bão tố, hạn hán, đói khát, bệnh tật… là nguyên nhân cái chết của bao triệu người? Tại Phi Châu có biết bao ngàn trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy, chết vì đói ăn. Tại sao Thiên Chúa là Đấng giàu lòng nhân từ thương xót lại để cho những chuyện đau lòng ấy xảy ra? Làm sao con người còn có thể yêu mến và đặt hết tin tưởng vào một vị Thiên Chúa như vậy?
Dĩ nhiên cũng có một vài điều tốt lành đã được phát sinh từ những thảm trạng đó. Lương tâm của thế giới đã bị đánh động và nhiều người hảo tâm cũng như nhiều hội từ thiện đã quan tâm đến và đã tận tình giúp đỡ. Nhưng ngay cả trong trường hợp này, chúng ta cũng không có thể nói rằng Thiên Chúa đã để cho bao người phải chết đói là vì muốn giúp chúng ta có dịp để làm việc thiện, hoặc muốn giúp chúng ta lớn lên và trưởng thành trong đức ái. Ai trong chúng ta lại chẳng mong muốn cho các trẻ em được sống! Nói một cách cụ thể và điển hình hơn: Một người kia có một anh bạn chẳng may vừa bị trượt té gãy chân. Người ấy đến an ủi bạn và nói rằng: “Đây là ý Chúa muốn giúp anh tập nhân đức nhẫn nại trong điều kiện gặp thử thách đó thôi!”. Thiết nghĩa bệnh nhân nọ sẽ không làm bạn với người kia được lâu dài!
Vậy chúng ta phải nói như thế nào?
Trong thư gởi cho giáo đoàn Côlôsê, thánh Phaolô Tông đồ đã viết: “Hiện nay, tôi vui sướng trong những đau khổ tôi phải chịu vì anh em. Tôi bổ khuyết nơi thân xác tôi những gì còn thiếu sót trong cuộc thương khó của Đức Kitô, để Hội thánh là thân xác của Ngài được nhờ (Cl 1,24). Người Kitô hữu chúng ta đâu cần phải nói điều gì khác hơn là vấn đề này.
Chính Thiên Chúa, trong Đức Kitô, đã chia sẻ tất cả những đau khổ của con người. Nhưng thánh Phaolô còn đi xa hơn thế nữa khi khẳng định rằng ngài đã chia sẻ và làm hoàn tất nơi thân xác ngài những đau khổ của Đức Kitô. Đó là các đau khổ mà Đức Kitô và những môn đệ của Ngài phải gánh chịu cho đến ngày thế giới kết liễu. Ở đây chúng ta cần để ý tới một khía cạnh khác nữa, đó là bản chất của tình yêu nên mới khổ. Nếu chúng ta yêu một em bé bất hạnh thì chúng ta chỉ thực sự yêu em khi chúng ta lãnh nhận sự bất hạnh của em bé trong chính bản thân mình. Nếu điều này là đung khi nói về tình yêu của một con người đối với một người khác, thì điều này sẽ còn chính xác biết bao khi nói về Tình yêu bao la của bản thân Người tất cả gánh nặng đau khổ của toàn thể nhân loại. Thập giá là biểu tượng quyết định và hùng hồn nhất, đồng thời cũng là bảo chứng của Tình yêu bao la đó. Trong tình yêu nhân loại nghèo nàn, một tình yêu cũng hơi giống với Tình yêu của Thiên Chúa một chút, chúng ta đến để chia sẻ đầy đủ hơn với trái tim bị thương tích của Thiên Chúa.
Thánh Phaolô, trong thư gởi cho giáo đoàn Rô ma, đã viết một điều thật hay và thật sâu sắc: “Chúng ta biết rằng mọi sự đều chung sức để đem lại phúc lợi cho những kẻ kính mến Thiên Chúa” (Rm 8,28). Điều này không có nghĩa là bất cứ việc gì xảy đến đều mang lại sự tốt đẹp, vì thực ra, cũng có nhiều việc đã xảy ra chẳng đem lại chút tốt đẹp nào. Câu nói này của thánh Phaolô có nghĩa là trong rất cả những đau khổ mà con người phải chịu, Thiên Chúa luôn hiện diện và từ đó, Người đã rút tỉa ra một vài điều tốt lành. Người hành động như thế nhờ những việc làm của những kẻ yêu mến Người. Thiên Chúa hiện diện bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu trong thế giới đau khổ này và không nhưng người đã mang lấy đau khổ mà còn ảnh hưởng sâu đậm trên đau khổ ấy. Người còn thúc đẩy chúng ta phải làm một điều gì đó – làm điều chúng ta có thể làm – có ảnh hưởng trên sự đau khổ này.
Thiên Chúa hoàn tất công việc của Người ở trần gian này không phải bằng chách giật dây những hình nộm, nhưng bằng sự cộng tác của chúng ta, những con người sống động. Trong mọi sự, Người mưu cầu lợi ích cho tất cả những ai yêu mến Người. Không phải Người đã gởi đến những điều không may, những tai ương, những nỗi bất hạnh, như bệnh hoạn tật nguyền, đau khổ, tai nạn… là để mội người chúng ta có dịp thi hành, nhưng thực ra vì những mục đích nào đó mà chúng ta không thể nắm vững được, những tai họa này đã làm thành một phần của cuộc sống con người. Tuy nhiên, từ những điều không may này, Thiên Chúa vẫn luôn tìm cách đem lại cho chúng ta một vài điều gì đó thật tốt lành và Người đã thực hiện điều này xuyên qua những hành động của những người cố gắng tiếp tay cộng tác với Người.
ở đây, chúng ta cần nhấn mạnh đến những lời thách đố của Đức Giêsu: “Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Ta. Vì chưng, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đành mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ được sống” (Mt 16, 24-25). Tất cả chúng ta, ai ai cũng muốn được người khác đánh giá cao, muốn được mọi người biết đến và quý trọng. Nhưng nếu chúng ta cố gắng tạo cho mình có được điều đó, chúng ta thườn gặp phải những phản ứng nghịch lại. Nếu chúng ta tự đặt mình vào trung tâm sân khấu, thì chẳng mấy chốc sẽ chẳng còn một khán thính giả nào! Mặt khác, có những cơ hội mà chúng ta có thể quên mình đi, có thể hành động một cách nhã nhặn, lịch sự, hoặc có thể cư sử một cách khiêm tốn và bác ái. Chính những lúc đó, chúng ta khám phá ra cuộc sống vĩnh cửu là Tình yêu bao la và vĩnh cửu của Thiên Chúa. Như thế, sức mạnh thập giá, cách sống từ bỏ, quên mình, cả đến những sự việc tiêu cực nhiều khi xem ra nghịch lý ấy lại có thể đem lại cho chúng ta niềm hạnh phúc, sự thỏa mãn, bình an, tình yêu và sự sống.
Vậy, câu trả lời Kitô giáo cho vấn đề đau khổ không phải là một mảnh triết lý, nhưng là một ước muốn giúp đỡ thực hành. Chẳng hạn khi chúng ta có làm người bạn đang lầm cảnh đau khổ, hoặc khi một tai họa lớn lao xảy ra ở một nơi ai đó, chúng ta tự hỏi:
bây giờ tôi phải làm gì đây?
Tôi có thể làm được gì?
Chúa muốn tôi phải làm gì?
Và chỉ khi nào chúng ta biết cộng tác thật đắc lực với Thiên Chúa trong công cuộc đem lại sự phúc lợi xuất phát từ sự dữ, khi ấy chúng ta mới khám phá ra cuộc sống thật.
Lạy cha, chúng con cám đội ơn Cha vì cuộc sống chiến thắng được mặc khải trong Chúa Con là Đức Giêsu Kitô và chính nhờ Chúa Thánh Thần mà chúng con được chia sẻ cuốc sống ấy. chúng con cầu xin, nhờ Thánh Linh của Đức Kitô trong chúng con, cho chúng con tìm được sức mạnh để làm việc và để chịu đụng những nghịch cảnh. Như thế, chúng con cảm nghiệm được quyền lực của sự Phục Sinh của Đức Kitô, nhờ vào đó, cuộc đời của chúng con sẽ được thêm phong phú và sẽ gặt hái được nhiều hoa trái.
Lạy Chúa là Cha chúng con ở trên trời, xin nhìn đến chúng con bằng đôi mắt tình thương, xin nhìn đến những đau khổ mà con cái Cha đang phải chịu đựng, nhưng khổ đau của những người vô tội, của những kẻ tật nguyền và của những kẻ u sầu. Xin làm cho tất cả những khổ đau này mang lại cho chúng con nhiều hoa trái tốt lành, nhờ công nghiệp của Đấng đã vì quá yêu chúng con mà phải chịu khổ nạn và chịu đóng đinh trên thập giá. Người là Đức Kit ô, Con Thiên Chúa, Chúa chúng con.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã dạy chúng con vác thập giá mình mỗi ngày. Chúng con mang đến cho Chúa thập giá của cuộc đời chúng con, những thập gái mà chúng con cảm thấy khó chấp nhận, hoặc nặng nề khó vác. Xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng con và cho tất cả những ai đang bị cám dỗ sống trong chua xót và thất vọng.
Lạy Chúa, Chúa đã thương ban cho chúng con được vinh dự có sự tự do, xin giúp chúng con biêt sử dụng cách đúng đắn sự tự do ấy, dù gặp điều lành hay điều chẳng lành, đồng thời, xin Chúa cứu chúng con khỏi sự tự lừa dối mình, sự nhú nhát và sự trốn tránh trách nhiệm.
Xin cho mỗi người chúng con tìm thấy trong cuộc sống mình dấu hiệu cứu độ của Tình yêu Chúa đối với chúng con, một ân huệ cao vời mà Chúa đã ban cho chúng con, nhờ thập giá của Đức Giêsu Kitô, Con Chúa, Chúa chúng con. Amen.
  
Nguồn: Qua thập giá tới vinh quang.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Ý cầu nguyện

duc thanh cah

Lịch Phụng vụ

lich cong giao thang 4 2024 523x400
 

Videos

Audio

Hình ảnh

dsc 9935 min
Lễ Tận hiến & Tiên khấn ngày 28-29.6.2024
dsc 9597 min
Tạ ơn hồng ân Thánh Hiến
ngày 22.6.2024

Nối kết

 

 

 

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập23
  • Hôm nay3,405
  • Tháng hiện tại188,099
  • Tổng lượt truy cập8,019,208

Copyright. 2018 © DONG TRINH VUONG 
Trụ sở chính: 41/2D Ấp Tân Tiến, Xã Xuân Thới Đông, Huyện Hóc Môn, TP HCM
Phone: 
 (028).3891 0676 - 3710 9011; Email biên tập: 
truyenthongtrinhvuong@gmail.com.
© 
Mã nguồn mở  NukeViet CMS  4.3
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây