22/04/2019
Thứ Hai Mùa Phục Sinh - Tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh
Cv 2, 14. 22-32; Mt 28, 8-15
Ý NGHĨA CỦA BIẾN CỐ PHỤC SINH
Các phụ nữ bị coi là thua kém trong xã hội Do-thái lại đóng vai trò quan trọng trong việc loan báo Chúa Giê-su sống lại. Họ được chính Đấng Phục Sinh hiện ra và trao sứ mệnh loan Tin Vui phục sinh cho các tông đồ; họ trở thành tông đồ của các tông đồ. Trong khi những người đàn ông như lính canh mồ, giới lãnh đạo ra sức đánh tráo dư luận, các môn đệ thân tín tỏ ra bị động, nghi ngờ thì các ba lại lên tiếng. Việc Đấng Phục Sinh ưu ái hiện ra và trao sứ vụ cho các bà là phần thưởng Ngài dành cho những tâm hồn yêu mến Ngài. Tin Mừng Phục Sinh không là của riêng ai mà là của mọi người, nam lẫn nữ, biết thao thức tìm kiếm, tin tưởng và sống niềm tin này.
Hôm nay ngày đầu tuần Bát Nhật mừng Chúa Phục Sinh, Hội Thánh dẫn ta đứng nhìn giữa hai ranh giới: Gian ác đưa đến sự chết của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và tình yêu Thiên Chúa chiến thắng mọi ác thần từ ngày Chúa nhật Chúa Giêsu Phục Sinh, để đưa con người thoát nô lệ Satan. Như thế mới biết đâu là điều ta phải sợ; đâu là điều ta đừng sợ!
Thánh Mátthêu là tác giả duy nhất đã so sánh thái độ của hai dạng chứng nhân về việc Chúa phục sinh: một bên là những phụ nữ đã từng theo Chúa Giêsu, và một bên là những lính canh mồ do các thượng tế và biệt phái sắp đặt. Cả hai bên đều nhận lãnh một sứ điệp: những phụ nữ được các thiên thần cổ võ đã lên đường loan báo sứ điệp Phục Sinh cho các tông đồ; những lính canh mồ thoạt tiên cũng nhận lãnh các sứ điệp như thế: họ đã chứng kiến một phép lạ, nhưng thay vì tuân phục với đức tin, họ đã bóp méo và chối bỏ sự thật. Một sự kiện nhưng hai phản ứng: với sự tuân phục của đức tin, các phụ nữ đã đón nhận phép lạ và trở thành sứ giả của Tin Mừng Phục Sinh; trong khi đó, với thái độ mù quáng và khước từ, những lính canh mồ đem biến sự kiện thành một bôi nhọ phỉ báng.
Chúa Kitô Phục sinh là biến cố có một không hai xảy ra trong lịch sử nhân loại, đã được Thánh Kinh thuật lại, nhiều Tông đồ làm chứng và các chứng nhân xác thực. Đấng mà giới lãnh đạo Do Thái đã kết án tử hình và đóng đinh trên thập giá, chính Ngài đã chiến thắng sự chết và phục sinh. Thế nhưng, giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái đã khước từ và phủ nhận biến cố lớn lao ấy. Với luận điệu nói lính canh mộ: “các anh hãy nói thế này: ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác”, họ đã khước từ Đấng Phục Sinh mà cả truyền thống Cựu Ước, các Ngôn Sứ và sách Luật Môisê đã tiên báo. Họ đã dùng sự dối trá để che đậy sự thật, cũng là sự thất bại của mình.
Sự kiện khủng khiếp của buổi chiều thứ Sáu vẫn còn in đậm nét trong tâm khảm của những môn đệ và các người phụ nữ đi theo Chúa Giê-su. Chưa hết khiếp sợ, giờ đây các phụ nữ ra mộ Chúa từ sáng sớm ngày đầu tuần lại phải một phen kinh hoàng khi chứng kiến những sự phi thường nơi mộ Ngài. Nhưng rồi chính Đức Ki-tô, Đấng Phục Sinh, đã xuất hiện trấn an họ đừng sợ. Ngài đã từng trấn an họ như thế khi họ ở trên thuyền gặp cơn sóng to gió lớn, khi Ngài đi trên mặt nước Biển Hồ mà đến với họ (Mt 14,24-27). Giờ đây cũng chính Ngài đã sống lại, hiện ra với họ và đem lại cho họ niềm vui và hy vọng. Niềm vui không dừng lại ở đó: họ mau mắn ra đi loan báo cho các “anh em của Thầy” để họ cũng được thấy Thầy.
Các chú lính canh mộ đã chứng kiến Đức Giêsu từ trong mồ bước ra vinh hiển, làm các chú khiếp đảm, sợ hãi thất điên bát đảo! Các chú vội chạy về thành báo tin cho các thượng tế biết sự lạ vĩ đại này. Nhưng những đầu mục Do Thái vẫn còn sợ mất uy tín với dân, nên đã bịt đầu mối: Họ cho tiền các chú lính và dạy nói dối rằng: “Chúng tôi đang ngủ thì môn đệ ông Giêsu đến trộm xác ông ấy”(x Mt 28,11-15: Tin Mừng). Đúng là “tham tiền là nguốn gốc mọi tội ác” (1Tm 6,10a)
Đức Kitô Phục Sinh –một Tin Mừng trọng đại, thế mà chỉ được loan báo cho một nhóm nhỏ các phụ nữ. Cũng vậy, Đấng Cứu Thế sinh ra, một Niềm Vui cho toàn dân, vậy mà tin vui ấy chỉ được loan báo cho một nhóm nhỏ các mục đồng (x. Lc 2,8-14). ‘Nhóm nhỏ’ –Thánh Kinh gọi là ‘người nghèo của Thiên Chúa’ (anawim)– đó là cách hành động của Thiên Chúa. Quả thật Ngài thích thực hiện những công trình vĩ đại bắt đầu từ những gì bé nhỏ, nghèo hèn. Nước Trời như hạt cải bé nhỏ nhưng mọc lên thành cây lớn, chim trời có thể nương náu. Đức Kitô cũng đã sinh ra làm người nghèo khó và chọn con đường thập giá để cứu độ nhân loại.
Niềm vui Phục sinh ấy bắt đầu lan tỏa, từ người này qua người khác, trong cộng đoàn những người theo Đức Giê-su. Trong khi ấy, một tin thất thiệt về Ngài cũng bắt đầu lan rộng nơi cộng đoàn người Do Thái nhằm dập tắt sự thật mà họ không muốn đón nhận. Thế nhưng, họ đã thất bại, không một sức mạnh nào có thể bưng bít sự thật vĩ đại ấy. Một khi nỗi sợ hãi đã biến thành niềm vui, một khi xác tín được giải thoát khỏi bóng tối tử thần để sống lại với Thầy, các môn đệ Ngài có thể vượt qua mọi nỗi sợ, để đưa Tin Mừng Phục sinh đến tận chân trời góc bể.
Để minh chứng những ai tin vào Chúa Giêsu Phục Sinh không còn gì sợ hãi, thì phải bắt chước các Tông Đồ vâng lệnh Chúa: Không được co cụm trong căn phòng đóng kín mà run rẩy, nhưng phải tung cửa lao mình về Galilê để gặp Chúa Giêsu Phục Sinh, và nhận Lệnh đi loan báo Tin Mừng, nối dài và mở rộng cuộc truyền giáo của Thầy đã khởi sự (x Mt 28,10:Tin Mừng). Vì theo Tin Mừng Nhất Lãm, ba năm truyền giảng của Đức Giêsu chỉ có một tuyến đường khởi sự từ Galilê, rồi tiến dần tới Giêrusalem, và kết thúc chương trình truyền giáo của Ngài bằng Hy Lễ Thập Giá tại Giêrusalem, thay thế cho lễ tế dâng chiên cừu lên Chúa nơi Đền Thờ này nhằm cứu độ muôn dân. Cũng vì vậy mà Chúa Giêsu Phục Sinh chỉ hiện ra với những người đã từng theo Ngài từ Galilê lên Giêrusalem (x Cv 13,31), nghĩa là “đi trên con đường Đức Giêsu đã đi” (1Ga 2,6), cộng tác với Ngài làm hoàn hảo “những gì còn thiếu trong cuộc Tử Nạn của Đức Giêsu, vì Thân Mình Ngài là Hội Thánh” (Cl 1,24). Để “một khi đã cùng chịu đau khổ với Đức Kitô, thì cùng được chia phần vinh hiển với Ngài” (Rm 8,17).
Tin Mừng cứu độ phải được giới thiệu cho anh em lương dân, chiều kích sứ mệnh phải vươn rộng ra với thế giới. Sau phục sinh, Chúa Giêsu lại đến Galilê, và các môn đệ sẽ chỉ gặp Ngài ở đó nếu họ muốn gặp Ngài. Chính tại Galilê, các môn đệ mới hiểu trọn vẹn ý nghĩa mệnh lệnh của Chúa Giêsu: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.” Nhận thức này đòi hỏi các môn đệ luôn hướng về và đến với muôn dân.
Biến cố Phục Sinh là trọng tâm và nền tảng cho toàn bộ đức tin Kitô giáo, có còn giữ nguyên được ý nghĩa mới mẻ và giá trị cứu độ của nó không? Câu trả lời tùy thuộc vào mỗi người chúng ta, những người trong tương lai sẽ cử hành và rao truyền biển cố ấy trong mỗi Thánh lễ và trong từng ngày sống.
22/04/2019
Thứ Hai Mùa Phục Sinh - Tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh
Cv 2, 14. 22-32; Mt 28, 8-15
Ý NGHĨA CỦA BIẾN CỐ PHỤC SINH
Các phụ nữ bị coi là thua kém trong xã hội Do-thái lại đóng vai trò quan trọng trong việc loan báo Chúa Giê-su sống lại. Họ được chính Đấng Phục Sinh hiện ra và trao sứ mệnh loan Tin Vui phục sinh cho các tông đồ; họ trở thành tông đồ của các tông đồ. Trong khi những người đàn ông như lính canh mồ, giới lãnh đạo ra sức đánh tráo dư luận, các môn đệ thân tín tỏ ra bị động, nghi ngờ thì các ba lại lên tiếng. Việc Đấng Phục Sinh ưu ái hiện ra và trao sứ vụ cho các bà là phần thưởng Ngài dành cho những tâm hồn yêu mến Ngài. Tin Mừng Phục Sinh không là của riêng ai mà là của mọi người, nam lẫn nữ, biết thao thức tìm kiếm, tin tưởng và sống niềm tin này.
Hôm nay ngày đầu tuần Bát Nhật mừng Chúa Phục Sinh, Hội Thánh dẫn ta đứng nhìn giữa hai ranh giới: Gian ác đưa đến sự chết của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và tình yêu Thiên Chúa chiến thắng mọi ác thần từ ngày Chúa nhật Chúa Giêsu Phục Sinh, để đưa con người thoát nô lệ Satan. Như thế mới biết đâu là điều ta phải sợ; đâu là điều ta đừng sợ!
Thánh Mátthêu là tác giả duy nhất đã so sánh thái độ của hai dạng chứng nhân về việc Chúa phục sinh: một bên là những phụ nữ đã từng theo Chúa Giêsu, và một bên là những lính canh mồ do các thượng tế và biệt phái sắp đặt. Cả hai bên đều nhận lãnh một sứ điệp: những phụ nữ được các thiên thần cổ võ đã lên đường loan báo sứ điệp Phục Sinh cho các tông đồ; những lính canh mồ thoạt tiên cũng nhận lãnh các sứ điệp như thế: họ đã chứng kiến một phép lạ, nhưng thay vì tuân phục với đức tin, họ đã bóp méo và chối bỏ sự thật. Một sự kiện nhưng hai phản ứng: với sự tuân phục của đức tin, các phụ nữ đã đón nhận phép lạ và trở thành sứ giả của Tin Mừng Phục Sinh; trong khi đó, với thái độ mù quáng và khước từ, những lính canh mồ đem biến sự kiện thành một bôi nhọ phỉ báng.
Chúa Kitô Phục sinh là biến cố có một không hai xảy ra trong lịch sử nhân loại, đã được Thánh Kinh thuật lại, nhiều Tông đồ làm chứng và các chứng nhân xác thực. Đấng mà giới lãnh đạo Do Thái đã kết án tử hình và đóng đinh trên thập giá, chính Ngài đã chiến thắng sự chết và phục sinh. Thế nhưng, giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái đã khước từ và phủ nhận biến cố lớn lao ấy. Với luận điệu nói lính canh mộ: “các anh hãy nói thế này: ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác”, họ đã khước từ Đấng Phục Sinh mà cả truyền thống Cựu Ước, các Ngôn Sứ và sách Luật Môisê đã tiên báo. Họ đã dùng sự dối trá để che đậy sự thật, cũng là sự thất bại của mình.
Sự kiện khủng khiếp của buổi chiều thứ Sáu vẫn còn in đậm nét trong tâm khảm của những môn đệ và các người phụ nữ đi theo Chúa Giê-su. Chưa hết khiếp sợ, giờ đây các phụ nữ ra mộ Chúa từ sáng sớm ngày đầu tuần lại phải một phen kinh hoàng khi chứng kiến những sự phi thường nơi mộ Ngài. Nhưng rồi chính Đức Ki-tô, Đấng Phục Sinh, đã xuất hiện trấn an họ đừng sợ. Ngài đã từng trấn an họ như thế khi họ ở trên thuyền gặp cơn sóng to gió lớn, khi Ngài đi trên mặt nước Biển Hồ mà đến với họ (Mt 14,24-27). Giờ đây cũng chính Ngài đã sống lại, hiện ra với họ và đem lại cho họ niềm vui và hy vọng. Niềm vui không dừng lại ở đó: họ mau mắn ra đi loan báo cho các “anh em của Thầy” để họ cũng được thấy Thầy.
Các chú lính canh mộ đã chứng kiến Đức Giêsu từ trong mồ bước ra vinh hiển, làm các chú khiếp đảm, sợ hãi thất điên bát đảo! Các chú vội chạy về thành báo tin cho các thượng tế biết sự lạ vĩ đại này. Nhưng những đầu mục Do Thái vẫn còn sợ mất uy tín với dân, nên đã bịt đầu mối: Họ cho tiền các chú lính và dạy nói dối rằng: “Chúng tôi đang ngủ thì môn đệ ông Giêsu đến trộm xác ông ấy”(x Mt 28,11-15: Tin Mừng). Đúng là “tham tiền là nguốn gốc mọi tội ác” (1Tm 6,10a)
Đức Kitô Phục Sinh –một Tin Mừng trọng đại, thế mà chỉ được loan báo cho một nhóm nhỏ các phụ nữ. Cũng vậy, Đấng Cứu Thế sinh ra, một Niềm Vui cho toàn dân, vậy mà tin vui ấy chỉ được loan báo cho một nhóm nhỏ các mục đồng (x. Lc 2,8-14). ‘Nhóm nhỏ’ –Thánh Kinh gọi là ‘người nghèo của Thiên Chúa’ (anawim)– đó là cách hành động của Thiên Chúa. Quả thật Ngài thích thực hiện những công trình vĩ đại bắt đầu từ những gì bé nhỏ, nghèo hèn. Nước Trời như hạt cải bé nhỏ nhưng mọc lên thành cây lớn, chim trời có thể nương náu. Đức Kitô cũng đã sinh ra làm người nghèo khó và chọn con đường thập giá để cứu độ nhân loại.
Niềm vui Phục sinh ấy bắt đầu lan tỏa, từ người này qua người khác, trong cộng đoàn những người theo Đức Giê-su. Trong khi ấy, một tin thất thiệt về Ngài cũng bắt đầu lan rộng nơi cộng đoàn người Do Thái nhằm dập tắt sự thật mà họ không muốn đón nhận. Thế nhưng, họ đã thất bại, không một sức mạnh nào có thể bưng bít sự thật vĩ đại ấy. Một khi nỗi sợ hãi đã biến thành niềm vui, một khi xác tín được giải thoát khỏi bóng tối tử thần để sống lại với Thầy, các môn đệ Ngài có thể vượt qua mọi nỗi sợ, để đưa Tin Mừng Phục sinh đến tận chân trời góc bể.
Để minh chứng những ai tin vào Chúa Giêsu Phục Sinh không còn gì sợ hãi, thì phải bắt chước các Tông Đồ vâng lệnh Chúa: Không được co cụm trong căn phòng đóng kín mà run rẩy, nhưng phải tung cửa lao mình về Galilê để gặp Chúa Giêsu Phục Sinh, và nhận Lệnh đi loan báo Tin Mừng, nối dài và mở rộng cuộc truyền giáo của Thầy đã khởi sự (x Mt 28,10:Tin Mừng). Vì theo Tin Mừng Nhất Lãm, ba năm truyền giảng của Đức Giêsu chỉ có một tuyến đường khởi sự từ Galilê, rồi tiến dần tới Giêrusalem, và kết thúc chương trình truyền giáo của Ngài bằng Hy Lễ Thập Giá tại Giêrusalem, thay thế cho lễ tế dâng chiên cừu lên Chúa nơi Đền Thờ này nhằm cứu độ muôn dân. Cũng vì vậy mà Chúa Giêsu Phục Sinh chỉ hiện ra với những người đã từng theo Ngài từ Galilê lên Giêrusalem (x Cv 13,31), nghĩa là “đi trên con đường Đức Giêsu đã đi” (1Ga 2,6), cộng tác với Ngài làm hoàn hảo “những gì còn thiếu trong cuộc Tử Nạn của Đức Giêsu, vì Thân Mình Ngài là Hội Thánh” (Cl 1,24). Để “một khi đã cùng chịu đau khổ với Đức Kitô, thì cùng được chia phần vinh hiển với Ngài” (Rm 8,17).
Tin Mừng cứu độ phải được giới thiệu cho anh em lương dân, chiều kích sứ mệnh phải vươn rộng ra với thế giới. Sau phục sinh, Chúa Giêsu lại đến Galilê, và các môn đệ sẽ chỉ gặp Ngài ở đó nếu họ muốn gặp Ngài. Chính tại Galilê, các môn đệ mới hiểu trọn vẹn ý nghĩa mệnh lệnh của Chúa Giêsu: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.” Nhận thức này đòi hỏi các môn đệ luôn hướng về và đến với muôn dân.
Biến cố Phục Sinh là trọng tâm và nền tảng cho toàn bộ đức tin Kitô giáo, có còn giữ nguyên được ý nghĩa mới mẻ và giá trị cứu độ của nó không? Câu trả lời tùy thuộc vào mỗi người chúng ta, những người trong tương lai sẽ cử hành và rao truyền biển cố ấy trong mỗi Thánh lễ và trong từng ngày sống.