Thứ Tư tuần 2 MC

Thứ ba - 07/03/2023 00:22  404
chua giesu rua chan cho mon de
Lời Chúa: Mt 20, 17-28
 
Lúc sắp lên Giêrusalem, Đức Giêsu đưa Nhóm Mười Hai đi riêng với mình, và dọc đường, Người nói với các ông: “Này chúng ta lên Giêrusalem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá và, ngày thứ ba, Người sẽ trỗi dậy.” Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dêbêđê đến gặp Đức Giêsu, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều. Người hỏi bà: “Bà muốn gì?” Bà thưa: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy.” Đức Giêsu bảo: “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” Họ đáp: “Thưa uống nổi.” Đức Giêsu bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được.” Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó. Nhưng Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.”

Suy niệm 
PHỤC VỤ CHỨ KHÔNG PHẢI QUYỀN BÍNH

          Tham quyền cố vị là khát vọng của rất nhiều người. Kẻ chưa có quyền hành thì khát vọng một ngày nào đó sẽ lên nắm quyền. Kẻ nắm quyền trong tay thì cứ muốn ở lại mãi trong cương vị ấy.
          Các môn đệ theo Chúa Giêsu cũng ngấm ngầm mang khát vọng ấy. Trên đường lên Giêrusalem cùng Chúa Giêsu, dường như không thể chờ đợi thêm được nữa. Ở trong Tin Mừng theo thánh Mát-cô miêu tả họ đã bộc lộ khát vọng ấy bằng việc đề nghị Chúa Giêsu một cách thẳng thừng: "Lạy Thầy, chúng con muốn Thầy ban cho chúng con điều chúng con sắp xin Thầy". Ở đây họ cậy nhờ đến thế lực của người mẹ: Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dêbêđê đến gặp Chúa Giêsu, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều: "Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy".
          Chúa Giêsu biết lòng dạ các môn đệ, Ngài bảo: "Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?" Giacôbê và Gioan, hai môn đệ được coi là thân tín với Chúa Giêsu đã xin được ngồi hai chỗ cao nhất trong vinh quang Nước Chúa. Được xem là thân tín với Chúa Giêsu, thế mà hai ông vẫn không hiểu được con đường của Chúa đi và Vinh quang của Nước Ngài ở đâu. Huống gì trách làm sao được các môn đệ còn lại kia! Vì thế đã gây ra sự tranh chấp giữa các môn đệ về quyền bính, về vai trò của người lãnh đạo.
          Vì quá tham quyền mà các môn đệ đã chậm tin trước lời giáo huấn của Chúa Giêsu về cuộc khổ nạn. Chúa đã nói đến lần thứ 3 nhưng các môn đệ vẫn không hiểu. Con đuờng Chúa đi là con đường khổ nạn và là cái chết đau thương trên thập giá. Uy quyền của Ngài là để phục vụ và phục vụ cho đến chết. Suốt đời của Ngài đã sống như một người phục vụ. Và giờ đây, cái chết của Ngài chính là một việc phục vụ cao nhất. Chúa Giêsu sẽ chết như người Tôi Trung trong ngôn sứ Isaia (Is 52,13-53,12). Thầy phải trả giá bằng mạng sống để cứu chuộc muôn người.
          Gần tới lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu lên Giêrusalem để mừng lễ và đây là lần sau hết của đời Ngài. Trên đường đi, Chúa giáo huấn các ông, mặc dầu các ông không hiểu. Để giáo dục các ông, Ngài làm hai việc: một là loan báo cho các ông biết Ngài sẽ bị nộp vào tay kẻ thù để hiến thân chuộc tội cho loài người; hai là dạy họ bài học phục vụ: “Ai muốn làm đầu thì hãy làm đầy tớ...” và “Con Người đến không phải để được phục vụ, mà để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người”. Đức Giêsu cho chúng ta một mẫu gương là khiêm tốn phục vụ và hy sinh vì người khác.
          “Nào chúng ta lên Giêrusalem...” Tâm lý của các môn đệ: mặc dầu đã đi theo Chúa gần ba năm, nhưng các môn đệ cũng chưa lĩnh hội giáo lý của Ngài được bao nhiêu. Ngay sau lần thứ ba Chúa Giêsu loan báo cho các môn đệ sự thương khó của Ngài: “Nào chúng ta lên Giêrusalem... Con người sẽ bị nộp cho các thượng tế. Họ sẽ lên án tử Người. Họ sẽ nhạo báng Người, sẽ khạc nhổ vào Người, sẽ đánh đòn và giết Người” (10,32-34), các ông cũng không quan tâm lời loan báo ấy, có lẽ chẳng hiểu gì; hơn nữa đầu óc các ông còn đang mơ tưởng đến vương quốc Chúa Giêsu sắp lập. Như vậy có nghĩa là vào lúc Chúa Giêsu “chọn chỗ chót” thì các ông lại cố “đua nhau” chiếm chỗ tốt hơn: họ vẫn còn mơ mộng về Đấng Cứu Thế vinh quang của dân tộc. Đấng Cứu Thế đối với họ đó là Đấng chiến thắng hiển hách, sẽ dùng quyền lực của mình điều khiển mọi sự.
          “Con người đến không phải để được phục vụ...” Câu Phúc âm này nói lên tất cả cuộc sống của Chúa  Giêsu: Ngài đã nhập thể làm người để phục vụ và phục vụ cho đến chết. Chẳng những Ngài đã hy sinh phục vụ, mà còn mời gọi những kẻ tin theo Ngài cũng noi gương sống phục vụ như Ngài.
          Trong Tin mừng, đây là lần thứ ba Chúa Giêsu nói đến con đường thập giá mà Ngài sẽ trải qua. Nhưng cứ mỗi lần Ngài loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài, các tông đồ đều phản ứng ngược lại: trong lần loan báo đầu tiên, Phêrô đã ngăn cản Ngài; lần thứ hai các ông tranh luận với nhau xem ai là người lớn nhất; và lần này thì Giacôbê và Gioan xin được chức tước cao nhất làm cớ cho những người khác trong nhóm Mười Hai phân bì ghen tị.
          Theo lẽ thường, con người thích được người khác phục vụ hơn là phục vụ người khác. Người ta thường quan niệm có tiền là có tất cả. Do đó, danh vọng, tiền tài là những điều mà con người dễ bị cám dỗ nhất.
          Khi nghe Chúa Giêsu tiên báo về cuộc thương khó, các môn đệ đáng lý ra phải đồng cảm với Thầy của mình. Trước thái độ của các môn đệ, Chúa Giêsu nói: “Ai muốn làm lớn, phải là người phục vụ”.
          Chúa Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa nhưng đã hạ mình xuống thế làm người, chịu đóng đinh, chịu chết để cứu rỗi con người. Noi gương Chúa, chúng ta cũng phải biết phục vụ anh em của mình.
          Cám dỗ về uy quyền, danh vọng, sung túc… mà các môn đệ thời Chúa Giêsu mắc phải cũng chính là cám dỗ triền miên của mỗi chúng ta ngày nay!
          Mùa Chay là mùa mời gọi chúng ta nhìn thẳng vào Thánh Giá Chúa để thấy được tình thương của Chúa Giêsu, thấy được sứ vụ của cuộc đời chúng ta, khám phá ra ý nghĩa của ơn cứu độ ngang qua đau khổ, nhất là khám phá ra sự vĩ đại, sức mạnh phi thường và ơn giải thoát ở sự phục vụ trong yêu thương.

Tác giả bài viết: Lm. Anmai, CSSR

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Ý cầu nguyện

50c748fb79e4deba87f5

Lịch Phụng vụ

THÁNG 9 – MÙA THƯỜNG NIÊN
Thứ Năm   Thứ Năm đầu tháng, ngày các Linh mục
Thứ Sáu   Thứ Sáu đầu tháng, đền tạ Trái Tim Chúa Giê-su
Thứ Bảy K SINH NHẬT
ĐỨC MARIA
Chủ Nhật T CHÚA NHẬT XXIII TN 
Thứ Hai   Thánh Phêrô Claver, Linh mục
Thứ Ba   Thứ Ba Tuần 23 TN
Thứ Tư   Thứ Tư Tuần 23 TN
Thứ Năm   Danh Rất Thánh Trinh Nữ Ma-ri-a
Thứ Sáu N Thánh Gioan Kim Khẩu, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh
Thứ Bảy K SUY TÔN THÁNH GIÁ, lễ kính
Chủ Nhật T CHÚA NHẬT XXIV TN 

Videos

Audio

Hình ảnh

dsc 9935 min
Lễ Tận hiến & Tiên khấn ngày 28-29.6.2024
dsc 9597 min
Tạ ơn hồng ân Thánh Hiến
ngày 22.6.2024

Nối kết

 

 

 

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập13
  • Hôm nay1,727
  • Tháng hiện tại35,579
  • Tổng lượt truy cập7,075,980

Copyright. 2018 © DONG TRINH VUONG 
Trụ sở chính: 41/2D Ấp Tân Tiến, Xã Xuân Thới Đông, Huyện Hóc Môn, TP HCM
Phone: 
 (028).3891 0676 - 3710 9011; Email biên tập: 
truyenthongtrinhvuong@gmail.com.
© 
Mã nguồn mở  NukeViet CMS  4.3
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây