Bánh Thánh Thể - Manna thời Tân ước

Thứ năm - 18/06/2020 10:00  3068
banh thanh the


Ai trong chúng ta cũng biết: Thiên Chúa là người Cha luôn yêu thương ban cho chúng ta của ăn, của uống thật đầy đủ để sống và sống dồi dào. Ngài đã dựng nên một vũ trụ rất phong phú cho con người hưởng dùng: từ nguồn nước đến những nguồn lợi thiên nhiên: chim trời, cá biển, cây cối, hoa màu… bao nhiêu súc vật và quặng mỏ. Còn gì cần thiết bằng hơi thở và ánh sáng, thế mà đó cũng là thứ Thiên Chúa đã ban cho mọi loài cách “dư thừa” nhất!
Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng ngày nay, khoa học càng phát triển, con người ngày càng văn minh, nhưng đâu đó vẫn còn hình ảnh những con người với cuộc sống lầm lũi, chỉ mong tìm được một chút bánh mà ăn, một ngụm nước để uống. Tại sao họ vẫn đói, vẫn khát như thế? Tiếng kêu than của Đức Kitô ngày xưa đến nay vẫn còn vang vọng: “Ta thương đám dân này vì bị đói lả” (Mc 8,1).
  1. Manna trong Cựu Ứớc
Chuyện kể rằng, sau khi rời khỏi đất Ai Cập, tiến vào sa mạc Sinai, những người Do Thái than trách với Mô-sê: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Thiên Chúa trên đất Ai-cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thỏa thuê còn hơn là chết đói ở đây”. Thiên Chúa nghe biết liền phán với ông Mô-sê: “Ta sẽ làm cho bánh từ trời như mưa rơi xuống cho các ngươi ăn. Dân sẽ ra lượm lấy khẩu phần cho mình, ngày nào cho ngày đó. Riêng ngày thứ Sáu, sẽ có gấp đôi phần cho chúng lượm mỗi ngày để ăn vào ngày thứ Bảy”. Quả nhiên, sáng nào cũng thế, mỗi người lượm bánh tùy theo sức mình ăn được bao nhiêu. Và khi mặt trời tỏa sức nóng, thì bánh đó tan ra. Người Do Thái đặt tên cho vật ấy là “Manna”. Dân Israel đã ăn “Manna” trong suốt bốn mươi năm, cho đến khi họ đi tới miền Đất Hứa. Như thế, “Manna” là thực phẩm được gửi đến bởi Thiên Chúa, để giữ cho dân chúng khỏi đói mà đủ sức cho cuộc hành trình tiến về Đất Hứa. Đối với người Do Thái, không bánh nào cao trọng bằng bánh Manna. Thế mà Chúa Giêsu lại bảo họ “Tổ tiên các ông đã ăn Manna và đã chết. Ai ăn bánh này thì khỏi phải chết” (Ga 6,49). Cũng vậy, câu chuyện của Chúa Giêsu với người phụ nữ bên bờ giếng Giacóp cũng cho ta thấy: Với người Samaria, không một thứ nước nào bằng nước giếng tổ phụ Giacóp. Thế mà Chúa Giêsu cũng đã tuyên bố “Ai uống nước này vẫn còn khát, ai uống nước Ta ban sẽ không bao giờ khát nữa”.
Vậy Manna đích thực, nguồn nước đích thực mà Chúa Giêsu hứa hẹn để con người không còn đói, không còn khát và khỏi phải chết là gì?
  1. Manna thời Tân Ước
Lời hứa mà Chúa Giêsu đã hứa khi xưa, đến nay chẳng phải đã thành hiện thực rồi sao? Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta thứ “Manna đặc biệt” là của ăn của uống vô cùng lạ lùng, vô cùng cao quý đó sao? Phải, Manna đó không gì khác hơn chính là Bánh Thánh Thể.  Chúng ta biết rằng, để nuôi thân xác chúng ta, Thiên Chúa chỉ phán một lời là trời đất muôn vật được dựng nên. Nhưng khi nuôi dưỡng linh hồn, Thiên Chúa đã phải làm việc thật lâu dài. Theo dòng thời gian, Ngài tuyển lựa các tổ phụ, các vua, các tiên tri để dạy dỗ, chăm sóc, hướng dẫn tinh thần của con người. Ấy thế mà, Thiên Chúa vẫn chưa hài lòng, Ngài còn sai chính Con Một Ngài đến trần gian, tiếp tục làm việc bằng tự hiến trở nên Mình - Máu Thánh làm của ăn của uống nuôi linh hồn chúng ta, làm cho chúng ta được sống và sống dồi dào hơn. Có thể nói: Thiên Chúa đã thực sự “dồn hết kỳ công” của Ngài trong việc lập Bí tích Thánh Thể.
Như thế, bánh Thánh Thể là Mình - Máu Chúa Giêsu, là “Manna” trong thời đại Tân Ước mà Thiên Chúa dùng để nuôi dưỡng ta. Chỉ nơi Thánh Thể mới làm no thỏa sự khát khao của ta, giúp ta đủ sức tiến bước để trở về nhà Cha và chỉ có Manna Thánh Thể mới là lương thực mang giá trị đời đời, vì đó là chính sự sống của Thiên Chúa trao ban cho ta. Khi chúng ta ăn Bánh này, chúng ta được sống bằng chính sự sống vô cùng cao trọng của Thiên Chúa.
Quả thật, lần giở lại những trang Kinh Thánh chúng ta sẽ thấy rõ: ngay cả bánh mà Đức Giêsu làm phép lạ cho năm ngàn người ăn cũng chỉ là thứ bánh nuôi thân xác, để rồi sau khi ăn xong họ vẫn thấy đói, và vẫn đi tìm kiếm Người chỉ mong được Người cho ăn nữa. Tấm bánh đó chỉ có thể làm no thỏa trong chốc lát, họ ăn và rồi họ vẫn sẽ chết. Chúa Giêsu đã thiết lập một lễ tế mới thay cho lễ tế cũ của loài người, để rồi từ tấm bánh đơn sơ nhỏ bé, và cũng có vẻ rất tầm thường ấy sau lời truyền phép lại trở nên Manna hằng sống dưỡng nuôi linh hồn chúng ta.
  1. Manna- biểu chứng sự tự hủy
Bánh Manna không chỉ là biểu tượng của sự trao ban nhưng còn là biểu chứng của sự tự hủy. Manna Thánh Thể đã trở nên hình ảnh minh chứng tuyệt vời cho tình yêu tự hiến và tự hủy của Thiên Chúa. Bởi lẽ, bản chất của bánh được làm nên là để trao ban vì sự sống và niềm vui của người khác, chứ không bao giờ bánh được làm nên cho chính bản thân mình. Tấm bánh tuy đơn sơ nhưng đem lại niềm vui cho trẻ thơ mỗi khi mẹ đi chợ về, tấm bánh tuy bé nhỏ nhưng vô cùng cần thiết và giá trị biết bao cho một người đang đói lả. Bánh được đặt trang trọng trên những bàn tiệc thịnh soạn, nhưng cũng có thể được đón nhận trong niềm vui giản dị của trẻ thơ, hay được nâng niu trên đôi bàn tay gầy gò, run rẩy của một người hành khất bên vỉa hè. Như thế, bánh không kén chọn người ăn, dù là cao cấp hay bình dân, bánh được làm ra để cho đi để trao tặng chính mình, trở nên niềm vui và sức sống cho người khác. Chúa Giêsu đã trở nên tấm bánh như thế, thật vừa tầm tay với tất cả mọi hạng người.
  1. Đón nhận và trao ban
Thời nay, khoa học kỹ thuật phát triển, có nhiều loại bánh mới ra lò. Chúng có thể đáp ứng đủ cả về chất lượng, số lượng lẫn về thẩm mỹ khiến người tiêu dùng luôn luôn hài lòng. Thế nhưng, chúng không bao giờ có thể làm no thỏa sự đói khát tâm linh và không đáp ứng được trọn vẹn cái đẹp tâm hồn. Cho dẫu, ăn uống vẫn luôn luôn là nhu cầu rất đỗi tự nhiên và cần thiết của con người. Vậy, trong thời đại “A Còng” (@) này, làm thế nào để nhân loại nhận ra được tấm bánh huyền nhiệm ấy?
Chúng ta- những tu sỹ chính là những chứng nhân sống động trong thế giới hôm nay để người khác cảm nhận được Thánh Thể chính là “Manna đích thực” để họ không còn phải vất vả đi tìm thứ “Manna của thời Cựu Ước”- là những tấm bánh chỉ có thể nuôi thể xác mà không thể làm no thỏa linh hồn. Và hơn hết, mỗi chúng ta đây cũng phải sẵn sàng chịu nghiền nát để trở nên “Manna” trao ban cho người khác sau khi đã được nhận lãnh Manna đích thực là chính Mình và Máu Chúa Giêsu. Đó cũng là sứ mệnh cao cả mà Thiên Chúa đã trao phó cho mỗi chúng ta, là luôn biết sống cho và sống vì người khác.

Sr Maria Xuân Hiền  CMR

Tài liệu tham khảo:
  1. Lm Giuse PHẠM VĂN PHÁN, Tiếng Lòng.
  2. Dòng Trinh Vương, Tổng Hợp những Bài Thuyết Trình 2014.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Ý cầu nguyện

12

Lịch Phụng vụ

THÁNG 12
1 Chủ Nhật T CN I MÙA VỌNG NĂM C
2 Thứ Hai   Thứ Hai Tuần I Mùa Vọng
3 Thứ Ba K THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ, QUAN THẦY CÁC XỨ TRUYỀN GIÁO
4 Thứ Tư   Thánh Gioan thành Đamát
5 Thứ Năm   Thứ Năm Tuần I Mùa Vọng
6 Thứ Sáu   Thánh Nicôla, Giám mục
7 Thứ Bảy   Thánh Ambrôxiô, Giám mục
8 Chủ Nhật T CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG
9 Thứ Hai T ĐỨC TRINH NỮ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
10 Thứ Ba   Đức Maria Lôretô
11 Thứ Tư   Thánh Đamaxô I, Giáo hoàng
12 Thứ Năm   Đức Maria Guadalupe
13 Thứ Sáu N Thánh Luxia, Trinh nữ,
14 Thứ Bảy N Thánh Gioan Thánh Giá
15 Chủ Nhật T CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG

Videos

Audio

Hình ảnh

dsc 9935 min
Lễ Tận hiến & Tiên khấn ngày 28-29.6.2024
dsc 9597 min
Tạ ơn hồng ân Thánh Hiến
ngày 22.6.2024

Nối kết

 

 

 

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập40
  • Hôm nay5,735
  • Tháng hiện tại44,773
  • Tổng lượt truy cập7,309,303

Copyright. 2018 © DONG TRINH VUONG 
Trụ sở chính: 41/2D Ấp Tân Tiến, Xã Xuân Thới Đông, Huyện Hóc Môn, TP HCM
Phone: 
 (028).3891 0676 - 3710 9011; Email biên tập: 
truyenthongtrinhvuong@gmail.com.
© 
Mã nguồn mở  NukeViet CMS  4.3
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây