Nên thánh - Thành công của đời người

Thứ tư - 14/10/2020 23:44  1268
nen thanh


Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết trong tông huấn: “Ơn gọi nên thánh trong thế giới ngày nay” như sau: “Nên thánh không phải là một đặc ân cho một số người, nhưng là một ơn gọi cho tất cả cho mọi người”.“Hãy nên thánh, vì Ta là thánh” (Lv 11,44; x.1 Pr 1,16).  Công đồng Vaticanô II đã nói rõ điều này: “Được củng cố bởi rất nhiều phương tiện cứu rỗi lớn lao như thế, tất cả mọi tín hữu, bất kể ở điều kiện hay bậc sống nào đều được Chúa mời gọi - mỗi người theo cách của riêng mình - đến sự thánh thiện trọn lành như chính Đức Chúa Cha là Đấng trọn lành” (Tông huấn “Ơn gọi nên thánh trong thế giới ngày nay”, số 10).
Điều 4 Hiến Chương Dòng quy định: “Bổn phận căn bản của chúng ta là biến hóa nên Chúa Kitô”. Giáo luật Điều 663/1 cũng quy định: “Chiêm ngắm các thực tại của Thiên Chúa và kết hợp liên lỉ với Ngài trong cầu nguyện, phải là bổn phận hàng đầu và chính yếu của mọi tu sĩ. Như vậy, chúng ta vào Dòng không phải để học hành, làm việc này việc nọ, nhưng là để kết hợp liên lỉ với Chúa và nên thánh. Cha Sáng lập đã quả quyết: “Phải nên thánh khi đã bước chân vào Dòng. Ai không nên thánh thì phạm một trọng tội” (Băng nghe ngày 26.9.2020).
Chị thánh Têrêsa đã nói trong hy vọng: “Con sẽ làm đại thánh, vì con không ỉ nại vào công phúc của con, vì con chẳng có công phúc nào hết, nhưng con tin tưởng và cậy trông vào Đấng là chính nhân đức và sự thánh thiện… chỉ mình Người mới làm cho con nên thánh” (Thủ bản Tự thuật tr 73). “Con cũng hiểu rằng, muốn nên thánh phải chịu đau khổ nhiều… con không muốn nên thánh nửa vời…” (Thủ bản Tự thuật, tr 32, 33).
Trong bài giảng lễ phong chân phước cho Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Bênêdictô đã nói về ân phúc Ngài được làm việc với một vị Giáo hoàng, mỗi ngày không ngừng trở nên giống Chúa Kitô hơn: “Cuối cùng, một cách biệt vị hơn, tôi muốn cảm tạ Thiên Chúa về ân huệ đã làm việc nhiều năm với Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Tôi từng biết ngài từ trước kia và từng ngưỡng mộ ngài, nhưng trong 23 năm, bắt đầu từ năm 1982 sau khi ngài gọi tôi về Rôma nhận nhiệm vụ đứng đầu Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, tôi được ở bên cạnh ngài và càng kính mến ngài hơn. Công việc của tôi đã được nâng đỡ nhờ sự sâu sắc tâm linh và nhờ tri thức khôn ngoan phong phú của ngài. Tấm gương cầu nguyện của ngài không ngừng gây cảm kích và soi sáng cho tôi: ngài không ngừng kết hiệp thâm sâu với Thiên Chúa ngay cả khi lọt thỏm giữa bao yêu cầu của sứ vụ. Và cần phải kể đến chứng tá của ngài trong đau khổ nữa: Chúa đã dần dần rút đi khỏi ngài mọi sự, nhưng ngài vẫn cứ là “tảng đá”, như Chúa Kitô mong muốn. Lòng khiêm nhường sâu xa của ngài, cắm rễ trong mối gắn bó mật thiết với Đức Kitô, đã giúp ngài tiếp tục lãnh đạo Giáo Hội và trao cho thế giới một sứ điệp thậm chí càng hùng hồn hơn khi sức mạnh thể lý của ngài suy kiệt. Bằng cách này ngài đã sống trọn, một cách phi thường, ơn gọi của một linh mục và giám mục, đó là trở nên một hoàn toàn với Chúa Giêsu, Đấng mà ngài đón nhận và trao ban hằng ngày trong Bí tích Thánh Thể”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết: “Linh đạo Kitô giáo được phân biệt bởi sự dấn thân của người môn đệ để trở nên đồng hình đồng dạng ngày càng hoàn hảo hơn với Thầy của mình (x. Rm 8,29; Pl 3,10.12). Việc tuôn đổ Thánh Thần trong Bí tích Thánh tẩy tháp nhập người tín hữu như một cành nho vào thân nho là Đức Kitô (x. Ga 15,5) và biến họ thành chi thể của Thân mình mầu nhiệm Đức Kitô (x. 1Cr 12,12; Rm 12,5). Tuy nhiên, sự hiệp nhất khởi đầu này mời gọi ngày càng nên đồng hình đồng dạng, sự đồng dạng sẽ dần dần uốn nắn hành vi cử chỉ của người môn đệ cho phù hợp với tâm tình của Đức Kitô: Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu (Pl 2,5). Nói như thánh Tông đồ, chúng ta được mời gọi mặc lấy Chúa Giêsu Kitô (x. Rm 13,14; Gl 3,27). (Tông thư KMC số 15; Tông huấn ơn gọi nên thánh số 15).
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ chúng ta: “Đừng sợ sự thánh thiện… Đừng sợ nhìn lên cao hơn, để cho phép mình được Thiên Chúa yêu thương và giải phóng. Đừng sợ để cho mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Sự thánh thiện không làm cho anh chị em trở nên ít nhân bản hơn, vì nó là một cuộc gặo gỡ giữa sự yếu đuối của anh chị em và quyền năng ân sủng của Thiên Chúa. Vì theo lời của Léon Bloy, khi tất cả được nói và làm, “bi kịch lớn duy nhất trong cuộc đời là không trở thành một thánh nhân” (Tông huấn ơn gọi nên thánh trong thế giới ngày nay, số 34).
Nói về vai trò của Mẹ trong việc đào luyện chúng ta nên thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết: “Đức Mẹ Maria là một vị thánh trong số các thánh, có phúc hơn mọi thánh nhân. Mẹ chỉ cho chúng ta con đường nên thánh và luôn đồng hành với chúng ta. Mẹ không để cho chúng ta tiếp tục nằm dưới đất sau khi chúng ta sa ngã, và đôi khi Mẹ còn bế chúng ta lên trong vòng tay Mẹ mà không xét đoán chúng ta. Trò chuyện với Mẹ an ủi chúng ta, giải thoát chúng ta và và thánh hóa chúng ta. Mẹ không cần nhiều lời. Mẹ không cần chúng ta cho Mẹ biết điều gì đang xảy ra trong cuộc đời mình. Tất cả những gì chúng ta cần làm là thì thầm, lập đi lập lại: “Kính mừng Maria ...” (Tông huấn ơn gọi nên thánh trong thế giới ngày nay, số 176).

 Sr.Maria Thúy Trác CMR

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Ý cầu nguyện

duc thanh cha 4

Lịch Phụng vụ

lich cong giao thang 4 2024 523x400
 

Videos

Audio

Hình ảnh

dsc 9935 min
Lễ Tận hiến & Tiên khấn ngày 28-29.6.2024
dsc 9597 min
Tạ ơn hồng ân Thánh Hiến
ngày 22.6.2024

Nối kết

 

 

 

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay1,945
  • Tháng hiện tại147,934
  • Tổng lượt truy cập7,979,043

Copyright. 2018 © DONG TRINH VUONG 
Trụ sở chính: 41/2D Ấp Tân Tiến, Xã Xuân Thới Đông, Huyện Hóc Môn, TP HCM
Phone: 
 (028).3891 0676 - 3710 9011; Email biên tập: 
truyenthongtrinhvuong@gmail.com.
© 
Mã nguồn mở  NukeViet CMS  4.3
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây