Truyện ngắn
TIẾNG GỌI TRÊN CAO NGUYÊN
Đời sống Thánh Hiến là một tiếng gọi khởi đi từ Thiên Chúa và cần lắm một sự đáp trả nhỏ bé và đầy tự do của một con người mang trong mình khao khát hiến thân cho Thiên Chúa để phục vụ con người trong lý tưởng Thánh. Và cũng từ đó Ơn gọi là một cái gì đó riêng tư, và duy nhất mà cách thức và sáng kiến đến từ Thiên Chúa, dành cho những người mà Chúa tuyển chọn.
Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình theo huyết tộc Mẫu hệ, Y Quyên là chị hai trong gia đình có 5 anh chị em. Là chị hai trong gia đình, Quyên thay bố Mẹ chăm sóc các em khi Bố Mẹ đi vắng hay xuống rẫy chẳng ngại việc gì từ nấu ăn, giặt giũ, dạy bài cho các em, vừa học bài Quyên còn phải địu thằng út ngủ nữa, ngày nào nghỉ học Quyên còn xuống rẫy phụ Bố Mẹ làm bồn cho Café, đến mùa còn đi hái Café nữa địu theo thằng út dắt theo đứa kế xuống rẫy với Bố Mẹ, thế mà Quyên vẫn chăm chỉ đến trường học lấy cái chữ, dù vất vả nhưng Bố Mẹ Quyên lại rất thương các con cho đi học, biết lấy cái chữ cho đỡ khổ, dạy các con về Yàng ( Thiên Chúa) có lần Bố Quyên nói: Yàng cho mưa, cho nắng để làm rẫy làm nương, nên phải biết cảm ơn Yàng bằng đi lễ và đọc kinh, làm việc với nương với rẫy là làm việc với Yàng. Làm gì thì làm Yàng thương ta lắm. Niềm tin ấy đơn sơ nhưng chứa đựng cả một lối sống của những con người vùng đồi núi này, Đức tin mà các Cố Tây dạy cho anh em sắc tộc chỉ có thế mà cây Thánh Giá bao đời vẫn tồn tại trên mái nhà Rông đầu Buôn là nơi những giờ kinh bằng tiếng thổ âm vẫn đều đặn vang lên Thánh lễ nửa tiếng kinh nửa tiếng dân tộc vẫn có đó trong xứ đạo heo hút của đồi núi và rừng cây này. Gia đình Quyên cũng được gói gọn và chở che bởi xóm đạo này. Niềm vui lớn nhất của Quyên là được đi lễ được dẫn các em đi lễ vì ở đó có một Thiên Chúa nghèo ở giữa họ, Thiên Chúa ấy nghèo đến nỗi ở ngôi nhà bé tẹo, lại còn ẩn mình trong hình bánh nhỏ xíu để đến ở tâm hồn con người, hay chính cái nghèo làm Quyên được an ủi vì có Thiên Chúa Nghèo ở với. Cái nghèo theo người nghèo nhưng không làm gục ngã ý chí vươn lên nơi Quyên, cô bé cố gắng học lấy cái chữ mặc cho chúng bạn nghỉ học làm nương rẫy, rồi “bắt chồng”, (tục cưới hỏi) Quyên vẫn đều đặn đạp xe đến trường cách nhà 7 cây số, vì thuộc sắc tộc nên tiền học phí của Quyên được miễn giảm khá nhiều, tuy vậy cái chữ không phải dễ đối với Quyên khi phải học tiếng Kinh để có thể học lên cao nữa,
- Bố Mẹ Quyên thì luôn ủng hộ việc học hành của con gái mình: “ráng học lấy chữ cho bớt khổ con à”.
Tuy vậy những lời dèm pha của xóm làng: - “con Quyên cứ học cho nhiều vào mấy bữa cũng bắt chồng thôi, rồi cũng phải nương rẫy mới có cái ăn, chứ học chữ đâu có mài ra gạo được”.
Quyên vẫn chăm chỉ giúp Bố Mẹ chăm các em và buổi chiều đến trường, có ngày thằng út khóc nhè, nên Quyên phải địu thằng út đi học chung, còn mấy đứa kia thì đi học ở trường gần nhà. Cứ cố gắng học lên tới cấp 3 các bạn của Quyên dần nghỉ học chỉ còn mình Quyên đến trường, có lần Quyên cũng định nghỉ học nhưng Mẹ cản Quyên:
- “Con phải đi học thì các em phía sau con mới có điểm tựa mà đi học cái chữ, cái chữ quý lắm, Mẹ không biết nó quý thế nào nhưng cái chữ giúp ta biết đọc cuốn sách biết tính toán gạo thóc để không bị thua thiệt con à.”
Những điều ấy làm Quyên có thêm nghị lực để học tiếp, Quyên thương Bố Mẹ lắm hễ nghỉ học lại xuống rẫy phụ Bố Mẹ, cái tuổi học trò màu hồng với bao mơ mộng thì với Quyên lại không hề mộng mơ, Quyên biết con đường phía trước của mình, đang xây trên hiện tại là học tập và công việc nương rẫy của Bố Mẹ, sự lớn lên mỗi ngày của chị em Quyên cũng là một nỗi lo âu đang từng ngày hằn sâu trên khuôn mặt đầy nếp nhăn của Bố, dấu chân chim cũng in dấu trên khuôn mặt Mẹ.
Chiều nay địu thằng út đi lễ, hình ảnh Chúa Giêsu trên cây Thánh Giá gỗ đen sì như đang mỉm cười với Quyên đôi tay giang trên Thánh Giá như đang ôm lấy Quyên, ôm lấy cảnh nghèo của Quyên của gia đình Quyên, Quyên quỳ đó rất lâu thời gian như đứng lại để làm chứng cho cuộc gặp gỡ đầy diệu kỳ này, thằng út như biết chuyện nó nằm im không khóc hay nhúc nhíc gì. Chợt giật mình Quyên đứng lên để về nhà và trời bắt đầu nhá nhem tối, ra khỏi con dốc nhỏ Quyên ngh tiếng có người gọi, dừng lại
- Đi đâu mà về trễ vậy lên Sơ chở về
- À thì ra Sơ Hân, Sơ là người thân của cả buôn làng này, ai Sơ cũng biết và cũng thương giống nhau
Chiếc xe máy cũ mèm dừng lại Hân leo lên xe của Sơ Hân và trả lời: con đi lễ về
- Không sao, đưa em về kẻo bị cảm sương đó, mùa này sang tiết Đông có nhiều sương tối lắm
Chở Quyên về tới nhà Sơ Hân còn cho thêm cái chăn mới bảo: sắp tới trời lạnh lắm con mang về đắp cho các em ngủ nha,
Quyên cũng đánh bạo hỏi Sơ Hân:
- Sơ cho chúng con nhiều đồ vậy, sao Sơ có tiền mua
- Sơ chỉ mỉm cười: cho đi rồi Chúa cho lại, con à Chúa không thua lòng quảng đại của con người đâu. Và đối với Chúa không có người giàu, người nghèo, mọi người là anh chị với nhau nên phải giúp đỡ nhau
Sơ nở một nụ cười thật tươi, và biến mất sau con dốc lớn. Quyên ôm cái chăn trên tay nhìn theo Sơ Hân có cái gì đó thật lạ nơi Sơ Hân một người làm bạn với mọi người và coi mọi người trong buôn này như con cái của mình vậy. Bước vào nhà Mẹ đã hỏi ngay:
- con đi lễ về trễ thế, ai đưa con về đó?
- Dạ Sơ Hân, Sơ cho thêm cái chăn ạ.
Mẹ Quyên khẽ chớp mắt khẽ kể: “Sơ ấy thật tốt, ngày xưa cộng đoàn Sơ mới về Buôn sống với đồng bào mình, Sơ ấy đẹp lắm trắng như hoa Café hát hay, biết đánh đàn, còn chỉ cho dân mình biết trồng cấy thêm cây màu ( bắp, đậu… cây ngắn ngày) xen vào với Café và điều, thương mọi người trong Buôn lắm có cái gì cũng chia sẻ cho mọi người ngày nào cũng xuống thăm mọi người trong Buôn, ai cũng quý Sơ Hân và các Sơ nữa, mới đó mà đã 20 năm rồi, Mẹ Quyên khẽ thở dài, mà nay nắng gió của rừng núi này thấy Sơ mà thương, đen nhẹm chẳng khác gì anh em đồng bào mình. Thôi đi ăn cơm kẻo trễ”.
Hình ảnh Sơ Hân ẩn hiện trong tâm trí Quyên: mình muốn giống Sơ ấy để lo cho đồng bào mình. Hình ảnh Sơ Hân trong chiếc áo đầm đen mỗi Thánh lễ làm Quyên nhớ đến ngày Xưng tội Rước Lễ Lần Đầu của mình, cả một năm trời Sơ dạy cho Quyên và các bạn trong lớp Giáo Lý biết xét mình để xưng tội, điết đọc kinh biết có Chúa Giêsu trong Bánh Thánh. Sơ vất vả vì Quyên và các bạn đôi khi không hiểu hết tiếng Kinh và Tiếng Xê Đăng vẫn còn bị lẫn lộn, Sơ đã thật kiên nhẫn để dạy cho đám nhóc này. Ngày được Rước lễ Lần đầu Sơ tặng cho mỗi bạn một chiếc áo trắng tinh, làm hoa đội đầu cho các bạn gái nữa, ngày thật đặc biệt của Quyên và các bạn trong lớp giáo lý này là lần đầu tiên được rước Chúa Giêsu Thánh Thể, các Sơ chuẩn bị thật đẹp và chu đáo cho ngày lễ ấy, có hoa ở bàn thờ thật đẹp, cầm trong tay cây nến sáng bước vào mái nhà Rông cũng là nhà nguyện của Buôn sao hôm nay mọi sự thật đẹp như vậy? cuối thánh lễ mọi người lên chụp hình tặng hoa cho Cha cố đã ban bí tích Mình Thánh Chúa, còn xa xa phía ngoài sân Sơ Hân đang đứng nhìn từng đứa học trò trong lớp giáo lý với nụ cười, hình như chẳng ai nhận ra sự hiện diện thật âm thầm và nhỏ bé của Sơ, Quyên nhìn thấy Sơ Hân mà tự hỏi:
- Tại sao Sơ đã sống như thế? Âm thầm vui niềm vui của người khác!
- Ai sẽ tặng hoa cảm ơn Sơ?
- Có ai nhớ đến Sơ đã vất vả như thế nào suốt một năm qua? Như người trong Buôn chăm sóc hạt bắp cẩn thận và khi trổ bông hạt thì quên hết mọi vất vả đã qua để nhìn thấy thành quả đầy hứa hẹn, chắc rằng niềm vui của Sơ cũng thế, và chính Thiên Chúa sẽ trả công cho Sơ. Suy nghĩ miên man về người Nữ tu bé nhỏ của Buôn làng làm Quyên cũng muốn sống cho một cái gì đó lớn hơn như tiếng gọi trên cao đang mời gọi Quyên.
Năm nay gia đình Quyên đào được giếng có nước tưới rồi, Bố đặt thêm vòi nước tưới tự động cho đỡ vất vả. Mẹ nuôi thêm đàn gà trong rẫy kinh tế gia đình Quyên cũng tạm ổn, Quyên tốt nghiệp lớp 12 như niềm vui cho cả nhà vì trong dòng tộc chưa ai học xong lớp 12. Quyên xin Bố Mẹ cho đi theo Sơ Hân về nhà Dòng, thay vì đi bắt chồng. Mẹ Quyên nói: “Từ trước tới giờ Buôn ta chưa có ai đi tu giống mấy Sơ, cứ ở vậy, không bắt cái chồng mà ở đó với buôn làng ta dạy cái hay cái tốt, nói về Yàng giống mấy Cố Tây ngày xưa thật cũng lạ, thôi con cứ đi với Sơ.
Tám năm sau trong ngôi nhà Rông ấm áp của Buôn làng người ta nghe thấy lời giới thiệu đầy phấn khởi và hạnh phúc của Cha cố “hôm nay Buôn làng ta có một bông hoa nở bên Yàng, một người con của Buôn Làng hiến thân cho Yàng, để phục vụ và yêu mến Buôn làng ta Sơ Y Quyên hôm nay về với Buôn làng là niềm vui và sự hãnh diện của Buôn làng ta, vì tin chắc rằng Yàng đã và đang yêu thương Buôn làng ta”.