7 chữ T: thật thà thẳng thắn thường thua thiệt

Thứ ba - 21/08/2018 05:35  3059

Câu nói khá thông dụng ngày nay là: “thật thà thẳng thắn thường thua thiệt.” Nếu thế, phải chăng gian dối dù không hợp tình hợp lý, nhưng lại hợp thực tế? Thế nhưng, thực tế là gì? Nó là cái do con người tạo ra hay nó điều kiện hóa con người?

Trong học đường, thật và giả dễ nhận thấy và thậm chí dễ được chấp nhận, dù được chấp nhận trong vui vẻ hay trong ưu tư.

Một em học sinh cấp hai chia sẻ: Bạn ấy là người thân nhất của em. Khi không hiểu bài, em thường hỏi bạn ấy. Khi thi, bạn chỉ bài cho em. Em rất vui vì được bạn giúp đỡ. Nhờ bạn mà em có thể lên lớp.

Một bạn học sinh cấp ba kể: Mẹ em là giáo viên. Khi coi thi, thấy các bạn học sinh làm bài không nghiêm túc, mẹ chỉ nhắc nhở và thu tài liệu mà không đánh dấu bài. Vì nếu đánh dấu bài, thì thật “bất công” cho các bạn ấy trong hoàn cảnh rối ren của phòng thi. Khi tan thi, xe của mẹ em bị xì hơi.

Một bạn sinh viên sư phạm tâm sự: Mình không phải là sinh viên giỏi. Thấy nhiều bạn khác quay cóp, mình không hài lòng. Đôi khi mình cũng chép bài từ bạn khác khi thi. Nhưng lần nọ, mình quyết định sẽ không chép bài nữa, mình thà trượt còn hơn. Mình thấy hổ thẹn với lương tâm. Mình sẽ làm thầy mà còn gian dối, còn hữu danh vô thực, làm sao có thể hy vọng giúp đỡ trò về kiến thức, về nhân cách sống.

Một bậc phụ huynh, thấy con mình đi ra phòng thi, thì hỏi ngay: Con ơi, thầy cô coi thi hôm nay dễ hay khó?

Trong xã hội, thật và giả càng khó lường.

Chị bán hàng nói với khách: anh mua em “để vốn” cho. Thực ra, giá cả gấp nhiều lần giá thật. Phép nhân kiểu này càng dễ gặp và khó thấy trong mặt hàng dược phẩm.

Người ta nói “thuận mua vừa bán” là được, nhưng sự thường, người tiêu dùng là chịu thiệt. Người ta nói “mọi người cùng đồng thuận” để tạo ra các hiệp ước, nhưng sự thường, hiệp ước ấy chỉ có lợi cho một nhóm lợi ích.

Người ta nói, pháp luật nghiêm minh và công bằng, nhưng cái nghiêm minh và công bằng ấy trên giấy nhiều hơn. Ví như luật giao thông, người tham gia giao thông mà biết mọi khoản luật thì “chết liền”.

Có một tiến trình ngược: tìm cách làm cho luật đi vào đời sống, mà không phải là cuộc sống tạo nên luật? Tại sao không? Hơn nữa, những người ở “ngoài luật” thì thế nào? Vấn đề là do luật hay do con người?

Khi thanh toán hóa đơn, người bán hàng chủ động hỏi: anh muốn viết hóa đơn kiểu nào? Cao hơn hay thấp hơn giá thật?

Số tiền “khó tưởng tượng” được đầu tư cho ngành giáo dục, khi bị chất vấn, chỉ được trả lời tỉnh queo là “nhầm lẫn”. Các công trình công cộng, khi không thể nghiệm thu, chỉ được giải thích đơn giản là thiếu tiền, là giải ngân chưa kịp.

Khi hai người va chạm gây ra tai nạn giao thông, thì việc đầu tiên người “sống sót” nghĩ tới không phải là đem người bị nạn đi bệnh viện, mà là “chuồn cho nhanh”.

Như thế, nếu không đặt câu hỏi về con người, về trách nhiệm, thì tương lai tươi sáng cho cá nhân, cho cộng đồng chỉ là thiên đường ảo tưởng mà thôi.

Trong gia đình, thật và giả có vẻ “thân quen” hơn.

Cha mẹ ít học có thể thu mình lại trước con cái học nhiều. Có bậc cha mẹ chê bai “mớ lý thuyết” của con cái, và cho rằng, kinh nghiệm trường đời mới quan trọng. Cha mẹ học cao có thể gây sức ép lên định hướng tương lai của con cái, có thể áp đặt tiêu chuẩn và ước mơ của mình lên con cái. Có bậc cha mẹ “bỏ mặc” con cái.

Ngược lại, nhiều người con chê bai cha mẹ quê mùa. Nhiều người con muốn “thoát khỏi vòng tay” của cha mẹ. Nhiều người con muốn “chối bỏ” cha mẹ mình.

Ước gì con người có thể đón nhận nhau hơn, có thể chân thật hơn, tốt lành hơn. Ước mơ chỉ là ước mơ nếu thiếu hành động. Hành động “khẳng định” là biến ước mơ, biến tiềm năng thành hiện thực. Thế nhưng, nếu “khẳng định mình” mà loại trừ người khác, loại trừ cộng đồng, thì thật nguy hiểm. “Tiến bộ” như thế thì tụt lùi là lẽ đương nhiên. Thấy cây mà không thấy rừng, thì con người chỉ là những hòn đảo cô độc. Thấy rừng mà không thấy cây, thì xã hội loài người chỉ là một xã hội vô hồn.

Vinh Sơn Vũ Tứ Quyết, S.J.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Ý cầu nguyện

12

Lịch Phụng vụ

THÁNG 12
1 Chủ Nhật T CN I MÙA VỌNG NĂM C
2 Thứ Hai   Thứ Hai Tuần I Mùa Vọng
3 Thứ Ba K THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ, QUAN THẦY CÁC XỨ TRUYỀN GIÁO
4 Thứ Tư   Thánh Gioan thành Đamát
5 Thứ Năm   Thứ Năm Tuần I Mùa Vọng
6 Thứ Sáu   Thánh Nicôla, Giám mục
7 Thứ Bảy   Thánh Ambrôxiô, Giám mục
8 Chủ Nhật T CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG
9 Thứ Hai T ĐỨC TRINH NỮ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
10 Thứ Ba   Đức Maria Lôretô
11 Thứ Tư   Thánh Đamaxô I, Giáo hoàng
12 Thứ Năm   Đức Maria Guadalupe
13 Thứ Sáu N Thánh Luxia, Trinh nữ,
14 Thứ Bảy N Thánh Gioan Thánh Giá
15 Chủ Nhật T CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG

Videos

Audio

Hình ảnh

dsc 9935 min
Lễ Tận hiến & Tiên khấn ngày 28-29.6.2024
dsc 9597 min
Tạ ơn hồng ân Thánh Hiến
ngày 22.6.2024

Nối kết

 

 

 

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập39
  • Hôm nay5,735
  • Tháng hiện tại44,850
  • Tổng lượt truy cập7,309,380

Copyright. 2018 © DONG TRINH VUONG 
Trụ sở chính: 41/2D Ấp Tân Tiến, Xã Xuân Thới Đông, Huyện Hóc Môn, TP HCM
Phone: 
 (028).3891 0676 - 3710 9011; Email biên tập: 
truyenthongtrinhvuong@gmail.com.
© 
Mã nguồn mở  NukeViet CMS  4.3
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây