Lớn lên trong Lời Chúa - Bài 2

Chủ nhật - 17/05/2020 21:33  882
 
LỚN LÊN TRONG LỜI CHÚA


Bài 2: HƯỚNG TỚI MỘT TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIÁO LÝ TRỰC TUYẾN

Có thể độc giả thắc mắc: Học cái gì? học thế nào? ai học? và ai dạy cho mình học? Nơi bài trước đã có câu trả lời cho hai điểm đầu: Học nâng cao nhận thức đức tin và học qua Internet. Giờ đây, xin nói về điểm thứ ba và thứ tư .

NHỮNG LỚP CÓ NGƯỜI HỌC và NHỮNG NGƯỜI HỌC CÓ LỚP

Nơi các hội viên tu hội đời, dòng ba tại thế và cộng tác viên các dòng, hầu như đa số đều khao khát có điều kiện để được nâng cấp. Về phía người đào tạo, các hội dòng liên quan đều mong nâng cao trình độ các thành viên tại thế của mình. Hoặc như Legio Mariae, hiện nay con số hội viên cả nước là trên năm mươi ngàn, nhưng có mấy người trong đó đã được đào tạo đúng mức? Việc tổ chức trường lớp có lẽ không thể nào làm được. Thế nhưng, nếu Senatus đứng ra thực hiện một chương trình đào tạo trực tuyến, thì năm này qua năm nọ, trình độ các hội viên sẽ không ngừng tiến lên, số thành viên trẻ sẽ tăng lên đều đặn. Như thế, nhu cầu đào tạo rất lớn, và nếu được giải quyết đúng mức, tầng lớp Công giáo có học khắp nơi sẽ được nhân lên khá nhanh, tạo thuận lợi cho đà thăng tiến sinh hoạt các giáo xứ và giáo họ.
Ai dạy? Chỉ riêng trên địa bàn Tổng Giáo phận Sài Gòn hiện có không dưới mười lăm học viện của các dòng tu. Mỗi học viện khai trương một trang Web huấn luyện các thành viên tại thế của các dòng liên quan, từ những chương trình huấn luyện có vẻ “văn nghệ” ở bước đầu, tiến dần tới những khóa học bài bản, có ghi danh, làm bài kiểm tra, luận văn tốt nghiệp, cấp chứng chỉ có triện son và chữ ký hẳn hoi. Không bao lâu ta sẽ thấy xuất hiện hàng chục trường cao đẳng giáo lý trực tuyến.
Ngay cả đối với các khóa học đóng tiền, học trực tiếp, vẫn có học viên bỏ dở. Đối với các khóa học trực tiếp, qua thời gian, học viên rơi rụng dần. Vậy nên đối với các khóa học trực tuyến, lại miễn phí, sẽ còn bao nhiêu % "bền chí đến cùng"?

“CON VIRUS” GÂY CHẾT YỂU VÀ “VACINNE” BỀN ĐỖ

Trong bài viết về giáo dục tuổi thơ, “Chương Trình Quà Tặng Khuyến Học Bông Hồng Nhỏ”, chúng tôi có ghi nhận “do ảnh hưởng của văn hóa tiêu thụ “dùng một lần rồi bỏ”, người ta ái ngại không muốn bị một cam kết nào ràng buộc. Vâng, không riêng ở chuyện đặt mua dài hạn một ấn phẩm định kỳ, cả đến nơi những điều hệ trọng như giáo dục và hôn nhân người ta cũng ngập ngừng, ngại cam kết. Tâm trạng không dám cam kết ấy ăn sâu cả nơi người tín hữu. Có thể đây chính là đầu mối khiến nhiều người vừa rời khỏi môi trường gia đình và giáo xứ là không còn đứng vững trong điều tốt, dễ buông xuôi theo hoàn cảnh, đưa tới chỗ coi việc học văn hóa quan trọng hơn việc học giáo lý, và trong hôn nhân thì chạy theo trào lưu sống thử, phá thai, ly dị…” Trong bài ấy, chúng tôi gọi đó là một thứ “virus”, virus gây chết yểu, và đề xuất một loại “vaccine”, một đáp án kiểu trò chơi cho trẻ con.
Khi đặt vấn đề cho người lớn, loại “vaccine” nào sẽ diệt được con “virus”?
Ta trở lại với hành trình “người có học tầm đạo”. Cụm từ này nêu bật tính cách tích cực của người lên đường đi tìm. Họ nghe có tiếng gọi, lên đường tìm kiếm và khám phá ra chân trời mỗi ngày mỗi mới hơn.
Để duy trì được tinh thần tầm đạo, việc học tập trực tuyến đòi phải được chuẩn hóa về giáo trình, giáo viên, tổ chức giảng dạy... Công việc này đòi hỏi có sự chuẩn bị, đầu tư chứ không phải muốn là làm được ngay.  Dù sao, hướng tới kỷ niệm 500 năm Tin mừng đến trên đất Việt, chúng ta cần cùng nhau suy tư đóng góp. Hơn nữa, chính tình thế cách ly đang rọi cho ta ánh sáng để làm tăng trưởng những hạt cải Chúa đã gieo trồng, nơi mái trường Lời Chúa.

 

MÁI TRƯỜNG LỜI CHÚA

Thông báo chiêu sinh của trường có thể tìm thấy tại Mt 11,28-29: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường”, và tại Ga 8,31-32: “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông”.
Lời của Chúa nằm sẵn trong quyển Tân ước nơi tay ta. Mỗi ngày học viên có thể tự mở lấy đoạn Tin mừng có ghi nơi quyển lịch Công giáo. Còn tài liệu học tập thì lấy ở đâu? Chàng học trò nghèo Trần Minh ngày xưa, không có dầu đèn, phải đọc sách dưới trăng hoặc dưới ánh chớp đom đóm. Bạn đọc ngày nay không đến nỗi như thế. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy ánh sáng trên trang Web của nhiều dòng tu cũng như nhiều giáo phận. Đó đã là chìa khóa đơn giản, là chương trình căn bản để huấn luyện cho Giáo hội một lớp người có học, có đức tin và có lòng đạo.
Số tín hữu vào các trang truyền thông Công giáo hiện không phải là ít nhưng hình như không mấy ai thấy được thúc đẩy để tiến xa hơn một chút. Phải chăng chỉ vì nó chẳng thiết thực gì với cơm áo gạo tiền? Phải chăng vì có cố gắng cho lắm cũng có ai quan tâm gì tới? Phải chăng vì cái cảm tưởng ở trường ấy chỉ có một lớp, một lớp vỡ lòng cứ học đi học lại mãi? Phải chăng vì thế mà những người tầm đạo ngày ngày vẫn đi ngang cổng trường nhưng không vào?
Tôi cho rằng lý do ở chỗ khác. Có thể vì người ta quên mất rằng giá trị không tùy thuộc sự nhìn nhận của người này người nọ nhưng ở nụ cười hài lòng của Thiên Chúa khi nhìn mỗi đứa con của Ngài. Tại đây hẳn là có điều gì đó tựa như một công án ở các thiền đường, bởi lẽ bước qua cổng trường là bạn thấy ngay mấy dòng chữ: “Ngay giờ ấy, được Thánh Thần tác động, Đức Giêsu hớn hở vui mừng và nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” (Lc 10,21).
Dù sao vẫn không phải là lỗi của bạn, chỉ là một hiểu lầm không đáng có. Những gợi ý nọ cho bài Tin mừng hằng ngày có thể chẳng có gì mới. Tuy nhiên, điều nhà trường đề nghị với bạn không phải là nội dung những gợi ý ấy, mà là chính Lời Chúa và chính Chúa. Đoạn gợi ý sẽ chỉ là cái cớ để nhắc bạn trung thành tiến vào việc thực tập và đào sâu kinh nghiệm gặp Chúa,  tự nuôi mình bằng Kinh thánh theo những cách thức tiến lên dần của các Truyền thống Công giáo: Đọc Lời Chúa theo phụng vụ thánh lễ hằng ngày, học thuộc một câu, làm lectio divina, học hỏi, suy niệm, rồi dựa vào đó để xét mình, phân định tìm ý Chúa, vượt thắng những cám dỗ làm điều tốt, uốn mình theo sự thanh tẩy và huấn luyện  của Chúa, và cuối cùng là sống hiệp nhất trong Chúa. Như thế, bạn sẽ làm cho nụ cười của Chúa ngày càng mãn nguyện về bạn. Và cũng vì thế, đây không phải là chuyện hậu Covid-19 nhưng là chuyện hiện tại.
Những cách tự nuôi mình trên đây là những bước giúp bạn lớn lên trong Lời Chúa. Mẫu số chung của những cách ấy là sự lắng nghe. Bài 3: Thực tập lắng nghe.

Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
Gp Qui Nhơn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Ý cầu nguyện

thang 9 1

Lịch Phụng vụ

MÙA CHAY
17 Ch Nht    Chúa Nhật 5 Mùa Chay
18 Th Hai n*  Thánh Sy-ri-lô, giám mục Giê-ru-sa-lem, tiến sĩ Hội Thánh
19 Th Ba T  Thánh Giu-se, Bạn trăm năm Đức Trinh nữ Maria
20 Th Tư    Thứ Tư tuần 5 Mùa Chay
21 Th Năm    Thứ Năm tuần 5 Mùa Chay
22 Th Sáu    Thứ Sáu tuần 5 Mùa Chay
23 Th By n*  Thánh Tu-ri-bi-ô Môn-rô-vê-khô, giám mục
24 Ch Nht    Chúa Nhật Lễ Lá
25 Th Hai    Thứ Hai Tuần Thánh
26 Th Ba    Thứ Ba Tuần Thánh
28 Th Năm    Thứ Năm Tuần Thánh
29 Th Sáu    Thứ Sáu Tuần Thánh
30 Th By    Thứ Bảy Tuần Thánh
31 Ch Nht    CHÚA PHỤC SINH

Videos

Audio

Hình ảnh

22 8
Lễ Mẹ Trinh Vương ngày 22.8.2023
img 3797
Hội chợ Xuân 2024
MN Rạng Động

Nối kết

 

 

 

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập23
  • Hôm nay3,626
  • Tháng hiện tại70,105
  • Tổng lượt truy cập6,476,166

Copyright. 2018 © DONG TRINH VUONG 
Trụ sở chính: 41/2D Ấp Tân Tiến, Xã Xuân Thới Đông, Huyện Hóc Môn, TP HCM
Phone: 
 (028).3891 0676 - 3710 9011; Email biên tập: 
truyenthongtrinhvuong@gmail.com.
© 
Mã nguồn mở  NukeViet CMS  4.3
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây