(Nhấn để xem thêm hình ảnh)
THÁNH LỄ TẠ ƠN
70 NĂM CHA BÊNAĐÔ MARIA NHẬN DÒNG
Cha Antôn Nguyễn Đức Khiết
5g30 sáng thứ Bảy, ngày 9.11.2024, toàn thể chị em Dòng Trinh Vương hiệp dâng Thánh lễ long trọng tạ ơn 70 năm Cha Bênađô Maria - Cha Đồng Sáng Lập nhận Dòng. Thánh lễ do Cha Tổng Phục Vụ Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc chủ tế và 27 cha đồng tế. Trong bài giảng lễ, cha giáo Antôn Nguyễn Đức Khiết đã chia sẻ cho chị em về 3 từ: Tạ ơn, ngỡ ngàng và kiến trúc sư lành nghề.
Kính thưa, tổng Phụ Trách, thưa tất cả chị em Dòng Trinh Vương
Khi được sơ mời giảng lễ ngày hôm nay, trong đầu tôi rất là nhiều ý tưởng, rất là miên man không biết phải nói điều gì, không biết phải chia sẻ với quý sơ trong ngày kỷ niệm 70 năm Cha Bênađô Maria nhận Dòng Trinh Vương. Ngày hôm nay là ngày mà Giáo hội mừng kỷ niệm cung hiến đền thờ Latêrano vào năm 324, lịch sử 1700 năm. Đây là Đền Thờ Mẹ của các đền thờ vì tại đây có ngai toà của Phêrô của Đức Giám Mục Rôma là Đức Giáo Hoàng.
Các bài đọc của thánh lễ hôm nay chúng ta chọn bài đọc Ezêkiel nói về vinh quang của Thiên Chúa ở phía Đông, phía của Thiên Chúa phía của mặt trời, phía của ánh sáng phụng vụ Kitô giáo luôn hướng về phía Đông (Ad Orientem) Ước mong của Đức Giáo Hoàng trong cuốn phụng vụ của Ngài là Ngài muốn, khi chúng ta cử hành phụng vụ chúng ta hướng về phía của Thiên Chúa.
Bài đọc 2 trích từ thư của Thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Corintô ngài nói ngài là một kiến trúc sư lành nghề ngài xây dựng Hội thánh và các người khác tiếp nối công trình của Ngài, điều quan trọng nhất người kiến trúc sư lành nghề phải biết đặt nền móng nơi Đức Kitô.
Trong bài Tin Mừng hôm nay dấu chỉ mà thánh Gioan gọi là dấu chỉ thanh tẩy đền thờ. Chúa Giêsu muốn nói thân xác phục sinh của Ngài là đền thờ, là trung tâm mọi thờ phượng Kitô giáo, ngày hôm nay Dòng Trinh Vương mừng kỷ niệm 70 năm ngày cha Benado nhận Dòng làm cho tôi suy nghĩ không biết phải nói gì nhưng cuối cùng tôi cũng rút ra được 3 từ chính mà tôi sẽ chia sẻ cho chị em hôm nay: tạ ơn, ngỡ ngàng và kiến trúc sư lành nghề.
1/ TẠ ƠN bởi vì 70 năm cha Benado nhận Dòng ngài đã sống với chị em tròn 52 năm, chúng ta tạ ơn bởi vì ngài đã có một giấc mơ và giấc mơ này mà thánh Phaolô nói: Anh em là đền thờ của Thiên Chúa, ai phá huỷ đền thờ này thì Thánh Thần sẽ phá huỷ người đó giấc mơ đó là giấc mơ của sự thánh thiện. Cha Benado có một giấc mơ là mong cho tất cả các chị em Trinh Vương trở nên nên thánh, ơn gọi nên thánh là ơn gọi chung của tất cả mọi người được rửa tội, nhưng một cách đặc biệt các chị em Hội Dòng Trinh Vương nên thánh qua linh đạo mà là kiến trúc sư xây dựng cái linh đạo này. Chúng ta tạ ơn Chúa bởi vì ngày hôm qua các chị em đã diễn tả một cái hoạt cảnh hay có thể nói là một diễn nguyện cha Benađo đứng trên con thuyền và con thuyền đầy sóng gió mây mù, nhưng vẫn thấy ánh sáng cha Benado hướng dẫn chị em đi trên con thuyền đó, ngài cầm thánh giá, cầm sách Hiến pháp đó chính là lý do để chúng ta tạ ơn Chúa hôm nay đã viết hiến pháp, đã tu chính 7 lần Hiến pháp cho phù hợp hơn với giáo huấn của Giáo hội cho phù hợp hơn với giáo lý của Giáo hội đó điều đó là giấc mơ của ngài luôn luôn ấp ủ, chúng ta tạ ơn Chúa hôm nay.
2/Từ thứ 2 đó là NGỠ NGÀNG, khi tôi nghe lịch sử của Dòng Trinh Vương tôi nhớ tới một dụ ngôn trong tin mừng đó là dụ ngôn hạt cải một hạt cải rất là nhỏ bé nhưng cuối cùng hạt cải đó đã trở thành một cây to, khiến chim trời từ khắp tứ phương đạu lại trên cái cành mà lúc khởi đầu chỉ là một hạt nhỏ bé tí xíu mà thôi nhìn lại lịch sử của Hội Dòng chúng ta thấy lúc khởi đầu cha Bề Trên cùng với mấy chị em dần dần với năm tháng với 70 năm thôi bây giờ con số đã lên gần 500 chị rồi chúng ta thấy các cơ sở các cộng đoàn của Hội Dòng từ một cộng đoàn nhỏ bé ở nhờ dần dần có mặt 11 giáo phận có mặt ở các vùng rất xa xôi, hẻo lánh, những vùng ngoại biên của giáo hội ngày hôm nay, đó là một sự ngỡ ngàng khi nghĩ tới cái hạt cải được gieo trồng tôi nghĩ tới lời của thánh phaolô tông đồ: Phaolô trồng Apolo tưới, nhưng Đấng cho mọc lên là Thiên Chúa, người gieo chẳng là gì người trồng chẳng là gì chỉ có Đấng làm cho nảy mầm và thành cây mới là tất cả, chúng ta ngỡ ngàng bởi vì Chúa đã dùng một con người một linh mục khiêm tốn, có một đời sống rất là giản dị, yêu thương người nghèo yêu thương các linh mục và có thể nói là 1 người sống quên mình. Tôi ở gần ngài cả 15 năm tôi nhận thấy ngài chẳng có gì cả không có gì cả. Cái nét giản dị đó chính là lời chứng mà ngài sống mầu nhiệm thập giá trong cuộc đời linh mục và trong cương vị của người cha hướng dẫn Hội Dòng. Ngài đã chấp nhận như Chúa Giêsu hạt lúa mì rơi vào lòng đất nên nếu nó không chịu thối đi thì nó không sinh nhiều bông hạt nhưng nếu nó chịu thối đi nó sẽ sinh nhiều bông hạt. Con thuyền mà cha Bề trên cùng với các chị em chèo lái rồi cái hoạt cảnh những bông lúa nảy mầm những bông lúa thành hạt nhắc nhở cho chúng ta sự ngỡ ngàng của Thiên Chúa, chúng ta ngỡ ngàng trước kế hoạt nhiệm mầu của Thiên Chúa, không thể hiểu được dưới cái nhìn của trần gian.
3/ Từ thứ 3 đó là một KIẾN TRÚC SƯ LÀNH NGHỀ, thánh Phaolô đã nhận mình là một kiến trúc sư lành nghề bởi vì ngài đã xây dựng giáo hội trên một nền móng chắc chắn đó là Chúa Kitô, Chúa Kitô là nền móng của toà nhà Giáo Hội và tất cả các toà nhà tâm hồn của các cộng đoàn cũng phải được xây trên Đực Kitô là tảng đá. Và nhắc tới tất cả những người sau ngài phả biết xây dựng như thế nào để đừng có luống công vô ích và phải xây dựng trên nền móng là Đức Kitô. Khi nghĩ tới đây khi đọc tới đoạn này tôi nghĩ như thế này Cha Benado quả thật là một kiến trúc sư lành nghề ngài đã xây dựng hội Dòng, ngài đã xây dựng linh đạo cho Hội Dòng, linh đạo của ngài nhiều nét lắm nhưng tôi xin tóm lại trong 3 nét chính sau đây:
- Nét thứ 1 là lấy Chúa Kitô làm trung tâm, Thánh Thể làm trung tâm của đời sống Hội Dòng, Thánh Thể là nguồn mạch và là trung tâm và chóp đỉnh của đời sống giáo Hội và đặc biệt của con cái Mẹ Trinh Vương, tôi ở trong những năm tháng thường xuyên về dạy học ở đây tôi nhận thấy cái điều đó.
- Và tiếp tục nếu chúng ta đọc Tin Mừng của Gioan 19, 25-27 người môn đệ Chúa yêu đã lãnh nhận Bà về nhà mình, người môn đệ Chúa yêu phải yêu Chúa và phải yêu Bà, yêu Đức Maria. Đó là tất cả gói ghém của người môn đệ Chúa yêu mà cha Benado đã tìm ra linh đạo cho tất cả các chị em làm việc gì cũng đều nhờ Đức Mẹ chuyển cầu đến với Đức Mẹ để đến với Đức Giêsu
- Thứ 3 là Ngài xây dựng linh đạo trên tinh thần truyền giáo tên gọi của Hội Dòng là Nữ tu thừa sai Đức Mẹ Trinh Vương. Truyền giáo là ơn gọi của Giáo Hội và đặc biệt tôi nghĩ nếu tôi so sánh tư tưởng của ngài cách đây mấy chục năm với tư tưởng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tôi thấy có một sự trùng hợp rất nhiều trong bài diễn văn khai mạc thượng hội đồng vừa qua, Đức Phanxico đã nói như thế này: Tôi mong ước một Hội Thánh có bàn chân nhơ bẩn bởi vì đi đến vùng ngoại biên, tôi mong ước có một Hội Thánh có bàn tay đưa ra với những người nghèo với những người đau khổ, với những người mà bị xã hội bỏ rơi, một bàn tay bẩn thỉu. Các chị gần đây đã đi đến vùng ngoại biên của các giáo phận: Đà Lạt các chị hiện diện ở 4 nơi; Phú Hiệp, Tam Bố, Gia Lành, Liên Đầm đó là những làng mạc hoàn toàn là những người dân tộc thiểu số, đó là những cộng đoàn vùng ngoại biên của Giáo Hội, những con người mà có thể nói một cách nào đó bị xã hội coi thường và Giáo Hội vẫn tiếp tục đến với những con người đó. Rồi các chị hiện diện tại giáo phận Ban Mê Thuật, giáo phận KonTum, giáo phận Phú Cường và những miền ở Long Xuyên... Đó là những vùng ngoại biên của Giáo Hội cho nên đây là điều mà chúng ta suy nghĩ trong dịp 70 năm kỷ niệm ngày cha Benado nhận Dòng Trinh Vương.
Chúng ta tạ ơn Chúa, chúng ta ngỡ ngàng trước mầu nhiệm kế hoạch của Thiên Chúa và chúng cầu nguyện cho người kiến trúc sư lành nghề là Cha Benado được hưởng nhan Chúa muôn đời. Amen.