Tân Phúc Âm hóa Đời sống cộng đoàn - kỳ 1

Thứ năm - 27/09/2018 10:13  1933
Sách
TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN

Kỳ I
TIẾN TRÌNH CỦA ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN
dan tay dscd
 
1. Ba giai đoạn của đời sống cộng đoàn
1.1. Giai đoạn một: Hầu hết mọi người đều cảm thấy những ngày đầu tiên sống trong cộng đoàn thật là lý tưởng và tuyệt vời. Họ chưa thể nhận ra được những hạn chế của cộng đoàn mà chỉ thấy mọi thứ đều đẹp đẽ và tuyệt diệu; cảm thấy được bao quanh bởi những vị thánh, những anh hùng, những con người đặc biệt.

1.2. Giai đoạn hai: Và rồi sẽ đến lúc họ cảm thấy thất vọng – giai đoạn này thường gắn liền với những lúc cảm thấy mệt mỏi, cô đơn, nhớ nhà, gặp thất bại, và va chạm với quyền bính. Lúc thất vọng, mọi thứ đều trở nên u ám và làm cho họ căng thẳng, người ta không còn thấy được gì ngoài những lỗi lầm của người khác và của cộng đoàn. Họ cảm thấy bị vây quanh bởi những kẻ giả hình chỉ nghĩ đến nguyên tắc, luật lệ và cơ cấu, những người hay phá rối và thiếu khả năng. Cuộc sống dường như không thể chịu đựng được.

1.3. Giai đoạn ba: Lúc ban đầu, càng lý tưởng hóa đời sống cộng đoàn và thần tượng hóa những vị phụ trách, thì người ta sẽ càng hụt hẫng, như từ trên cao đâm thẳng xuống vách núi. Nếu cố gắng vượt qua được giai đoạn thứ hai này, người ta sẽ bước vào giai đoạn thứ ba – giai đoạn của thực tại hóa, của cam kết đích thực, của giao ước.

Mọi thành viên của cộng đoàn không còn là những vị thánh hay quỷ dữ, nhưng là những con người có sự hòa trộn giữa cái tốt và cái xấu, giữa bóng tối và ánh sáng, và đang lớn lên cùng với niềm hy vọng của họ. Chính khi thực tại hóa cuộc sống, người ta nhận ra cội nguồn của mình. Cộng đoàn không là thiên đàng và cũng chẳng là hỏa ngục. Nó được vun trồng chắc chắn trên trái đất để mọi người có thể bước đi trong cộng đoàn và cùng với cộng đoàn. Họ chấp nhận thực tại của cộng đoàn và của mọi người, đồng thời tin tưởng cùng với mọi người phát triển hướng đến những điều tốt đẹp hơn [1]

2. Sự tăng trưởng của con người và cộng đoàn
2.1. Sự tăng trưởng của con người
Mỗi người trong chúng ta đều đang ở trên một hành trình – hành trình cuộc đời. Mỗi người chỉ là một khách hành hương trên con đường ấy. Quá trình phát triển của con người – từ khi còn là bào thai trong lòng mẹ cho tới ngày từ giã cõi đời – vừa rất dài và lại cũng rất ngắn. Quá trình tăng trưởng này nằm giữa hai cái yếu đuối, mỏng manh của con người – yếu đuối của trẻ thơ và của người đang hấp hối.

Trên bình diện hoạt động, quá trình phát triển ấy gia tăng và rồi giảm dần. Em bé và thiếu niên thì tiến đến mức trưởng thành của người thanh niên. Phải mất một thời gian dài người ta mới đạt đến mức trưởng thành bao hàm trong đó khả năng tự lập và sức mạnh. Và rồi bệnh tật và mệt mỏi sẽ ập đến, ta ngày càng phải phụ thuộc vào người khác, cho đến lúc hoàn toàn lệ thuộc giống như một đứa trẻ vậy.

Về mặt hoạt động và hiệu năng, con người tăng trưởng và giảm dần. Nhưng về mặt tình yêu và khôn ngoan, người ta có thể ngày một thăng tiến hơn. Quá trình phát triển tình cảm trải qua những giai đoạn rõ ràng. Trẻ thơ sống nhờ tình thương và sự hiện diện của người lớn – thời thơ ấu là thời của tin tưởng phó thác. Thiếu niên sống nhờ vào lòng quảng đại, những lý tưởng cao vời, cùng với niềm hy vọng. Người trưởng thành thì trở nên thực tế hơn và có thể gánh vác những trách nhiệm – thời kỳ thể hiện lòng trung thành. Cuối cùng người già tìm lại thời của tin tưởng, tức là sự khôn ngoan. Họ không thể hoạt động nữa và vì thế, họ có thời gian để quan sát, ngẫm suy và tha thứ. Họ cảm nhận trọn vẹn ý nghĩa cuộc đời, chấp nhận và thực tế hóa cuộc sống. Họ biết rằng cuộc sống không chỉ được dệt nên bằng những hoạt động và chạy đua, mà chính là đón nhận và yêu thương. Cách này hay cách khác, họ đã vượt qua giai đoạn tự khẳng định mình bằng hiệu năng.

Giữa hai giai đoạn, luôn có những bước chuyển tiếp mà người ta phải vượt qua. Mỗi bước vượt qua đòi hỏi chúng ta phải được chuẩn bị, giáo dục và chắc chắn là có những đau khổ. Cuộc sống của con người chính là đi trên con đường này, con đường phát triển hướng tới một tình yêu thực tế hơn và chân thực hơn. Một hành trình hướng đến hoàn thiện. Trẻ thơ được hiệp nhất trong tính yếu đuối và trong tương quan với mẹ. Nhưng khi chúng ta lớn lên, sự phân rẽ bắt đầu xuất hiện giữa tình yêu và các mối tương quan khác, giữa ý chí và xu hướng tâm lý, giữa nội tâm và ngoại giới, giữa điều chúng nói và điều chúng sống, giữa ước mơ và thực tại. Khi đạt đến mức trưởng thành độc lập, người ta bắt đầu sợ hãi bản chất yếu đuối, mỏng manh và giới hạn của mình, sợ đau khổ và sợ chết, vì thế họ dựng nên những hàng rào để bảo vệ tính yếu đuối của mình. Cuộc đời của mỗi người là một hành trình của một hữu thể sâu xa đang hòa nhập vào trong những phẩm chất và yếu đuối, trong sự phong phú và nghèo nàn, trong ánh sáng và bóng tối. Phát triển là dần dần bước ra khỏi miền đất đang làm hạn chế tầm nhìn của ta – miền đất mà chúng ta tìm kiếm và làm nô lệ cho những lạc thú ích kỷ, những thiện cảm và ác cảm – để hướng về miền đất của chân trời vô tận và của tình yêu phổ quát – trong miền đất mới, chúng ta yêu thương và mong muốn hạnh phúc cho tất cả mọi người. [2]

2.2. Sự tăng trưởng của cộng đoàn
Tương tự, đời sống cộng đoàn cũng có những bước vượt qua như thế, và mỗi bước vượt qua của cộng đoàn, cũng đòi buộc chúng ta phải chuẩn bị, đào tạo và chấp nhận gian khổ.

Cộng đoàn có giai đoạn thành lập, tiếp đến đi vào quỹ đạo, và rồi những bước tiếp theo của đời sống thường nhật. Đến thời kỳ cộng đoàn trưởng thành, giai đoạn này nhiều người tìm đến với những giá trị của quá khứ, của thuở ban đầu gia nhập cộng đoàn. Tiếp đến thời kỳ tín trung của cộng đoàn. Có những bước đi của cộng đoàn không rõ như trong đời người, nhưng nó vẫn có đó. Cộng đoàn thi hành quyền bính vào ở mỗi giai đoạn có khác nhau, đồng thời có những biến chuyển về cơ cấu quản trị. Cộng đoàn và những người có trách nhiệm phải lưu tâm để thực hiện những giai đoạn chuyển tiếp này cho tốt. Nhiều căng thẳng trong cộng đoàn xuất phát từ việc một số thành viên từ chối không chịu tăng trưởng. Vả lại, sự tăng trưởng của cộng đoàn tùy thuộc vào sự tăng trưởng của từng thành viên. Luôn luôn có những người không muốn thay đổi. Họ từ chối tăng trưởng. Tương tự như trong cuộc sống, có nhiều người không muốn trưởng thành, và từ chối những đòi hỏi của một giai đoạn mới: họ vẫn muốn là trẻ thơ. Cộng đoàn phải luôn tăng trưởng.

3. Cộng đoàn là gì?
Môi trường tự nhiên làm cho sự phát triển ơn gọi được dễ dàng chính là cộng đoàn, một cộng đoàn được cảm nhận như sự hiệp thông giữa các bản vị, được gắn kết với nhau bằng một tình yêu thương lẫn nhau. Hoàn cảnh này tạo nên một sức mạnh năng động của sự tin tưởng lẫn nhau và tinh thần đồng trách nhiệm, bằng cách lấp đầy những lỗ hổng nơi con người, trong các cơ chế và những sự vật.

Cộng đoàn là một yếu tố cấu thành nên sự thánh hiến của ta và là một phương thế căn bản làm nổi bật lên những giá trị của đời tu như cầu nguyện, các lời khấn, đặc sủng, và một cảm nhận rằng ta chính là Hội Thánh. Cộng đoàn là nơi thực thi bác ái.

Đời sống cộng đoàn hằng ngày tự nó mang tính đào tạo. Trách nhiệm lẫn nhau trong cộng đoàn làm cho ứng sinh “quy về người khác” hơn. Việc xây dựng đời sống cộng đoàn đòi hỏi một sự hy sinh liên tục từ phía các ứng sinh. Văn kiện Optatam Totius, về việc đào tạo linh mục số 5 nói, phải có hợp nhất trong tinh thần và trong hành động giữa các nhà đào tạo với nhau, và giữa các ứng sinh với nhau và giữa cộng đoàn đào tạo với những người được đào tạo [3]

Hiện có hơn 90 định nghĩa, theo quan điểm của đời tu, của giáo luật, của xã hội và nhân chủng học, cho thấy cộng đoàn là gì. Một trong những định nghĩa rõ nhất là:

Cộng đoàn là một tập hợp những cá nhân, những người cùng hoạt động và cùng có quan hệ với nhau theo cách diện đối diện xung quanh cùng một đích chung. Mối tương quan lâu dài họ có với nhau đủ để họ có ảnh hưởng hoặc tác động trên nhau, đủ để thiết lập một xác định rõ ràng tư cách là thành viên của mỗi người và để hoạt động cách đồng nhất. Họ được gọi để sống và chia sẻ các giá trị Tin Mừng với nhau.

Các cá nhân: các cá nhân gia nhập cộng đoàn cùng với nhân cách, lịch sử, cá tính, mặt mạnh và mặt yếu của họ; những cách xử sự họ học được từ thời thơ ấu, cần phải được chấp nhận.

Cùng hoạt động và cùng có quan hệ với nhau: mọi người đều cần sự liên lạc để phát triển. Khi không có liên lạc, cộng đoàn sẽ sụp đổ, căng thẳng sẽ nổi lên và trong hoàn cảnh ấy người ta sẽ phản ứng hơn là hoạt động.

Cùng đích chung: khi các ứng sinh đến với đời tu, họ đến là để tham dự vào cùng một đích chung. “Hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5, 48). Họ không nên tham gia vào một chương trình riêng nào trái nghịch với cùng đích chung.

Sự đồng nhất hóa: khi không có sự đồng nhất hóa rõ ràng với đặc sủng của hội dòng, thì những người mạnh hơn sẽ có ảnh hưởng trên những người yếu hơn. Đôi khi, người ta có thể dễ dàng ẩn núp dưới căn tính của hội dòng, mà lại không có tinh thần của hội dòng. Những người này trở nên độc lập, có đủ cách để xin được phép làm những gì họ muốn. Cộng đoàn có thể trở thành “một thứ nhà trọ”.

Chia sẻ: đây không phải là việc chia sẻ trí thức, hiểu biết, nhưng là chia sẻ kinh nghiệm sống hằng ngày. Trong cộng đoàn họ cần tôi và tôi cần họ. Đó là tác động qua lại của hai người trưởng thành, chia sẻ niềm vui và trách nhiệm, chia sẻ tự do. Ở đây, cần nhấn mạnh đến trách nhiệm của bản thân mọi người bằng cách tránh mọi khuôn mặt cha, chú trong cộng đoàn – một số săn sóc người khác, một số khác lại muốn được săn sóc; vui thật nhưng thiếu sự ấm cúng [4]

Còn tiếp


Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy, Tân Phúc Âm hóa đời sống cộng đoàn, trong Hiệp Thông, Bản tin của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam số 79, tr. 57 - 101
      [1] Jean Vanier, Thăng tiến cộng đoàn, tr. 56 – 48.
      [2]  Như trên.
      [3] Charles Serrao, OCD, Biện phân ơn gọi tu trì, tr. 73.
      [4] Như trên, tr. 74 – 75.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Ý cầu nguyện

thang 9 1

Lịch Phụng vụ

MÙA CHAY
17 Ch Nht    Chúa Nhật 5 Mùa Chay
18 Th Hai n*  Thánh Sy-ri-lô, giám mục Giê-ru-sa-lem, tiến sĩ Hội Thánh
19 Th Ba T  Thánh Giu-se, Bạn trăm năm Đức Trinh nữ Maria
20 Th Tư    Thứ Tư tuần 5 Mùa Chay
21 Th Năm    Thứ Năm tuần 5 Mùa Chay
22 Th Sáu    Thứ Sáu tuần 5 Mùa Chay
23 Th By n*  Thánh Tu-ri-bi-ô Môn-rô-vê-khô, giám mục
24 Ch Nht    Chúa Nhật Lễ Lá
25 Th Hai    Thứ Hai Tuần Thánh
26 Th Ba    Thứ Ba Tuần Thánh
28 Th Năm    Thứ Năm Tuần Thánh
29 Th Sáu    Thứ Sáu Tuần Thánh
30 Th By    Thứ Bảy Tuần Thánh
31 Ch Nht    CHÚA PHỤC SINH

Videos

Audio

Hình ảnh

22 8
Lễ Mẹ Trinh Vương ngày 22.8.2023
img 3797
Hội chợ Xuân 2024
MN Rạng Động

Nối kết

 

 

 

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập22
  • Hôm nay5,263
  • Tháng hiện tại71,742
  • Tổng lượt truy cập6,477,803

Copyright. 2018 © DONG TRINH VUONG 
Trụ sở chính: 41/2D Ấp Tân Tiến, Xã Xuân Thới Đông, Huyện Hóc Môn, TP HCM
Phone: 
 (028).3891 0676 - 3710 9011; Email biên tập: 
truyenthongtrinhvuong@gmail.com.
© 
Mã nguồn mở  NukeViet CMS  4.3
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây