Cầu nguyện, nét đặc biệt của tâm hồn thơ bé

Thứ năm - 25/07/2019 22:45  1344
c53c6e9b108c7fcce9174dfb18c7ac52

 
 
Chúng ta vừa qua thời gian tĩnh tâm, thường huấn, đón nhận sứ vụ mới với biết bao hồng ân của Chúa. Chúng ta phải làm gì để có thể gìn giữ và sinh lợi những nén bạc chúng ta đã lãnh nhận?. Cha Schrijvers khuyên chúng ta phải cầu nguyện. Cầu nguyện cũng là nét đặc biệt của một linh hồn thơ bé như Hiến Chương số 29: “Một cộng đoàn đức tin, đức ái và nhiệt tâm tông đồ không thể xây dựng, phát triển và bền vững được nếu không có đời sống cầu nguyện sâu xa…. Cầu nguyện còn là thái độ nhìn nhận mình nghèo nàn bất lực để cậy dựa vào Chúa, một đặc điểm của tinh thần Thơ Ấu Thiêng Liêng”.
 
 1.Cần thiết phải cầu nguyện:
Thiên Chúa nhân lành, toàn năng và trung tín giữ lời hứa. Nhưng Người đã ban lời hứa này với một điều kiện: Hãy xin thì sẽ được (Mt 7,7). “Thật vậy, Thầy bảo thật các con, điều gì các con nhân danh Thầy mà xin cùng Cha thì Người sẽ ban cho các con” (Mt 21,22).
Cho đến bây giờ, các con chưa nhận được gì, vì các con đã không xin(Ga 16,24).
Điều kiện để nhận được chính là phải xin. Thiên Chúa là Chủ, Người không thể từ bỏ quyền tối thượng của Người. Người muốn ban những của cải tự nhiên và siêu nhiên của Người, nhưng nhân loại phải thú nhận sự lệ thuộc tuyệt đối của họ đối với Người.
Biểu lộ sự lệ thuộc đó chính là lời cầu nguyện khiêm nhường.
2. Việc phú ban ân sủng đầu tiên là ơn Thánh hóa đã là hoàn toàn nhưng không; nó khiến chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa trong trật tự siêu nhiên:
“Không có Thầy các con không làm được gì” (Ga 15,5).
Thiên Chúa đã yêu chúng ta trước” (1Ga 4,19), thì sự bảo tồn tình trạng ân sủng ấy cũng là nhưng không.

Không ai có thể tự bảo đảm sẽ giữ mãi được một ơn lành, nếu không nhờ việc cầu nguyện.
Không ai có thể nhờ sức riêng mà chống lại sự lôi cuốn không ngừng của sự dữ.
Không ai tự mình có được tư tưởng, ý chí và nghị lực cần thiết để sống đời kitô hữu, cũng không có sự kiên nhẫn để vác thập giá hằng ngày trong bình an.
3. Việc phú ban và bảo toàn ân sủng là những ân huệ của Thiên Chúa, và việc làm cho ân sủng có giá trị, cũng là một ân huệ.
Ơn thánh hóa là một mầm sống đòi phải lớn lên, đâm rễ, đâm cành, mọc lá và trổ hoa, kết trái.
Những nhân đức và những ân huệ được phú ban cùng với ơn thánh hoá là những năng lực vẫn tiềm ẩn nếu không được đưa vào hoạt động. Mà, không một sức mạnh tự nhiên của nhân loại hay thiên thần nào có thể cho nó sức thúc đẩy ấy, vì nó thuộc trật tự siêu nhiên. Để có được hiệu quả thúc đẩy ấy, phải có sự can thiệp của Thiên Chúa, một ân sủng mà chỉ có lời cầu nguyện mới xin được và giữ nó lâu dài.
4. Chính Chúa Giêsu đã lưu tâm rất nhiều để ta thấy phải tuyệt đối lệ thuộc vào ân sủng của Người mà quyết định đặt nền tảng đời sống thiêng liêng của ta trên việc cầu nguyện không ngừng. Lời Chúa:
“Không ai đến được với Ta, nếu Cha Ta không lôi kéo”(Ga 6,44).

“Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con” (Ga 15,16).
“Như nhành nho không thể tự mình sinh quả được nếu nó không ở liền với thân cây, thì cũng vậy, các con không sinh hoa trái được, nếu các con không ở trong Thầy” (Ga 15,4).
5. Nếu việc phú ban ân sủng, sự bảo tồn ân sủng và việc phát triển ân sủng là nhưng không, thì sự bền vững đến cùng trong ân sủng cũng là nhưng không.
Ơn bền vững đến cùng là một ân huệ chính yếu nhưng không, và chỉ duy việc cầu nguyện có thể lãnh nhận được ơn đó từ lòng nhân hậu của Thiên Chúa.
Không phải một nhân đức được thực hiện cách anh hùng trong nhiều năm khiến cho Thiên Chúa ban ơn bền vững. Nhưng chính là nhờ sự cầu nguyện khiêm nhường, tín thác và kiên trì.
6. Ta hãy nhổ sạch khỏi tâm hồn một số quan niệm sai lầm về sự cầu nguyện trong đời sống thiêng liêng.
Ta đừng nghĩ rằng những thói quen đạo đức, sự thành thực của ý chí, sức mạnh của tính tình, sự vững chắc của những quyết định, môi trường thuận lợi ta đang sống, có thể bảo đảm cho ta tiến bộ trong đời sống thiêng liêng.
Chính ân sủng đã làm cho ý chí ta nên thành thực, ân sủng mới làm cho trí khôn ta suy nghĩ, ân sủng mới gợi cho ta những quyết tâm tốt.
Chính Đấng Quan Phòng quí yêu, bằng một ơn tuyệt hảo, đã chuẩn bị cho có những hoàn cảnh và những biến cố thuận tiện để làm cho việc nên thánh của ta thành dễ dàng.
Và những ân sủng đang tắm gội linh hồn ta đó bắt nguồn từ lòng khoan dung của Thiên Chúa, và được như thế là do những lời cầu nguyện không ngừng của ta và của người khác.

 
Tài liệu tham khảo :
sách Linh hồn tín thác, chương 2, Tiết 1
25/7/2019

 

Tác giả bài viết: Sr. Teresa Maria CMR

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Ý cầu nguyện

duc thanh cha

Lịch Phụng vụ

THÁNG HOA
12 Ch Nht T CHÚATHĂNG THIÊN
13 Th Hai   Mẹ hiện ra lần 1 tại Fatima
14 Th Ba K Thánh Mátthia Tông Đồ
15 Th Tư   Thứ Tư Tuần 7 Phục Sinh
16 Th Năm   Thứ Năm Tuần 7 Phục Sinh
17 Th Sáu   Thứ Sáu Tuần 7 Phục Sinh
18 Th By   Thứ Bảy Tuần 7 Phục Sinh
19 Ch Nht T CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
20 Th Hai N Đức Ma-ri-a,
Mẹ Hội Thánh
21 Th Ba   Thứ Ba Tuần 7 Thường Niên
22 Th Tư   Thánh Rita thành Caxia
23 Th Năm   Thứ Năm Tuần 7 Thường Niên
24 Th Sáu   Thứ Sáu Tuần 7 Thường Niên
25 Th By   Thánh Bê-đa khả kính
Thánh Grêgôriô VII, Giáo hoàng.
Thánh Maria Mađalêna Pazi
26 Ch Nht T CHÚA BA NGÔI

Videos

Audio

Hình ảnh

22 8
Lễ Mẹ Trinh Vương ngày 22.8.2023
img 3797
Hội chợ Xuân 2024
MN Rạng Động

Nối kết

 

 

 

 

 

 

Thống kê

  • Đang truy cập25
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm24
  • Hôm nay4,854
  • Tháng hiện tại54,665
  • Tổng lượt truy cập6,637,219

Copyright. 2018 © DONG TRINH VUONG 
Trụ sở chính: 41/2D Ấp Tân Tiến, Xã Xuân Thới Đông, Huyện Hóc Môn, TP HCM
Phone: 
 (028).3891 0676 - 3710 9011; Email biên tập: 
truyenthongtrinhvuong@gmail.com.
© 
Mã nguồn mở  NukeViet CMS  4.3
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây